Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33251509
"Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững"

Trong vai trò diễn giả đầu tiên trình bày tại hội thảo "Giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp", ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn Cầu (GIBC), đã phác thảo bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong sự đóng góp cho phát triển kinh tế.

Trong vai trò diễn giả đầu tiên trình bày tại hội thảo "Giúp nông dân làm kinh tế nông nghiệp", ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn Cầu (GIBC), đã phác thảo bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng trong sự đóng góp cho phát triển kinh tế.

 

Ông Phạm Phú Ngọc Trai khuyến nghị ĐBSCL cần đẩy mạnh liên kết vùng và thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp

 

Theo ông Trai, xét ở quy mô cả nước lẫn nội vùng, thì ngành nông nghiệp đang tồn tại rất nhiều điểm hạn chế. Vì vậy, việc định hướng để ngành nông nghiệp đi đúng quỹ đạo, giúp gia tăng thu nhập cho người nông dân trong bối cảnh hội nhập quốc tế là điều cần thiết phải làm. Những thách thức không chỉ đến từ tình trạng biến đổi khí hậu, thiếu hụt nguồn nước mà còn bởi áp lực cạnh tranh về nguồn lực của những nền kinh tế khác như công nghiệp, dịch vụ và tình trạng đô thị hóa. Những vấn đề của thị trường và sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng nông sản cũng đòi hỏi người nông dân phải thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh.

 

Theo ông Trai, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

 

Tuy nhiên, hiện nay chuỗi giá trị nông sản từ khâu đầu vào, sản xuất, sau thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu đều tồn tại những hạn chế nhất định.

 

Cụ thể, tại khâu đầu vào, chi phí còn cao với giá cả biến động. Ở khâu này còn diễn ra tình trạng “lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật”; đến khâu sản xuất, thì quy mô khá nhỏ, thiếu liên kết.

 

Bên cạnh đó, quy trình kỹ thuật sai, sử dụng quá nhiều lao động và chất lượng không đồng nhất cũng là những hạn chế điển hình. Giá nông sản trung bình cao hơn 10% so với các nước là do chi phí sản xuất cao. Ở khâu chế biến, hạn chế được chỉ ra là chi phí hậu cần (logistics) cao, trình độ công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp, quy mô nhỏ, manh mún. Riêng về xuất khẩu, hạn chế dễ nhận thấy là chất lượng thấp, giá thấp; sản phẩm xuất khẩu thiếu thương hiệu. Ngoài ra, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm kém, thiếu thông tin thị trường.

 

Vị doanh nhân này cho rằng ĐBSCL hiện đang thiếu sự liên kết vùng trên diện rộng. Trong khi đó, đẩy mạnh liên kết vùng là con đường không chỉ thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, mà còn thực hiện mục tiêu lớn hơn là đưa vùng ĐBSCL phát triển bền vững. Điều này, có thể được dẫn chứng tại tiểu vùng Đồng Tháp Mười (3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An) khi đại diện lãnh đạo các địa phương này cùng nhà khoa học trường Đại học Cần Thơ và TPHCM tổ chức liên kết tiểu vùng để bảo tồn các giá trị về hệ sinh thái và văn hóa thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm phục vụ đời sống người dân và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

 

Đứng trước sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là khi có thêm sự hiện diện của hai sân chơi lớn CPTPP và APEC, quy mô và độ mở ngày càng lớn và đa dạng hơn của thị trường sẽ chính là những cơ hội lớn. Vì thế, đòi hỏi, nông nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển đổi mạnh theo hướng hiện đại hóa và thương mại hóa, theo phương châm tăng giá trị, giảm đầu vào, hình thành các chuỗi giá trị trong một nền kinh te nông nghiệp.

 

Đứng trước thách thức đó, liệu chúng ta có thể làm gì? Ông Trai nêu ra câu hỏi và khuyến nghị một loạt giải pháp mà ngành nông nghiệp ĐBSCL cần ưu tiên thực hiện song hành.

 

Thứ nhất, quy hoạch từng ngành trong nông nghiệp theo xu thế của nền kinh tế thị trường, hội nhập với các nền kinh tế khác dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành. Cần cân nhắc giữa lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong việc tăng trưởng bền vững.

 

Thứ hai, cấu trúc lại mô hình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, xây dựng quy mô cho phù hợp với xu thế của hội nhập và đặc thù của nông nghiệp Việt Nam. Tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng nhằm giảm chi phí cho tất cả các công đoạn của quy trình sản xuất và kinh doanh, có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

 

Thứ ba, chú trọng áp dụng công nghệ cao cùng với đổi mới và sáng tạo vì đây luôn là chìa khóa cho mọi vấn đề về hiệu quả trong sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ đó, gia tăng năng suất lao động để đảm bảo hiệu quả đồng thời nâng cao đời sống của lực lượng lao động trong nông nghiệp vốn có thu nhập thấp và không ổn định.

 

Cùng với đó, Nhà nước cần kết hợp với doanh nghiệp quy hoạch sản phẩm đầu ra cho cả ngành một cách chiến lược theo từng giai đoạn, từng thời kỳ nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân đối cung cầu vẫn hay xảy ra. Đảm bảo được đầu ra ổn định của sản phẩm, cân đối được cung cầu, sẽ giúp giải quyết được hiệu quả bài toán bình ổn giá, tránh được nạn đầu cơ tích trữ, mà trên hết thảy là tránh được vô số lãng phí đối với công sức và của cải của toàn xã hội.

 

Bên cạnh đó, chiến lược phát triển du lịch ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu sẽ đóng góp tích cực đến việc nâng cao hiệu quả của chuỗi giá trị trong sản xuất và kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Cấu trúc lại quy mô và mô hình sản xuất trong nông nghiệp thông qua chiến lược phát triển du lịch sẽ tăng hiệu quả cho bà con nông dân sản xuất nhỏ.

 

Về phát triển thương hiệu nông nghiệp ĐBSCL, cần có một chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu ngành, thương hiệu địa phương, quốc gia và quốc tế theo một tầm nhìn dài hạn và bền vững, trong điều kiện của sự biến đổi khí hậu.

 

Chính phủ do đó cần sớm ban hành các chính sách mạnh mẽ hơn nữa nhằm khuyến khích tích tụ ruộng đất nhằm xây dựng vùng sản xuất lớn, “dọn đường” cho công nghiệp chế biến tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy sản xuất an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

 

Sâu xa hơn, Nhà nước và doanh nghiệp cũng cần có chính sách điều tiết và quản lý tính hiệu quả chung của ngành, cụ thể là đối với các hộ nông dân cá thể. Ngoài những chính sách khuyến nông thông thường như trợ giá, trợ giống, trợ vốn, hay giảm thuế suất, các chính sách liên quan đến việc quản lý quy trình, kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh, và bao tiêu đầu ra, cũng cần được xem xét áp dụng. Nhờ đó, nông dân không những được khoán sản lượng, mà còn được hỗ trợ, quản lý và kiểm tra trong suốt quá trình vận hành của chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng và được tiêu thụ trọn vẹn.

 

Điều này đòi hỏi phải thay đổi tư duy từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp” của các nhà quản lý và hoạch định chính sách nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, ông Trai kết luận.

Theo TBKTSG.

Trở lại      In      Số lần xem: 553

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD