Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33224396
Siêu cơ quan khoa học mới của Indonesia: Tham vọng cải tổ hệ thống nghiên cứu quốc gia

Trong nhiều thập kỷ, Indonesia đã chứng kiến những nước láng giềng Đông Nam Á trở thành cường quốc về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Indonesia thiếu các công ty công nghệ đa quốc gia quy mô như Singapore, Thái Lan hoặc Malaysia. Những doanh nghiệp của nước này chỉ đóng góp 8% chi phí cho hoạt động R&D và xuất khẩu công nghệ chỉ chiếm chưa đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Giới khoa học Indonesia không mấy tin tưởng vào cơ quan mới thành lập này.

 

 

Trong nhiều thập kỷ, Indonesia đã chứng kiến những nước láng giềng Đông Nam Á trở thành cường quốc về công nghệ và đổi mới sáng tạo. Indonesia thiếu các công ty công nghệ đa quốc gia quy mô như Singapore, Thái Lan hoặc Malaysia. Những doanh nghiệp của nước này chỉ đóng góp 8% chi phí cho hoạt động R&D và xuất khẩu công nghệ chỉ chiếm chưa đến 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngược lại, doanh nghiệp của Malaysia và Singapore chiếm khoảng một nửa tổng chi tiêu cho R&D và công nghệ chiếm một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. 

 

Chính phủ những nhiệm kỳ tiếp theo của Indonesia đã tranh luận về cách đất nước có thể cạnh tranh với những nước khác, và vào năm 2017, Bộ Nghiên cứu và Công nghệ Kemenristek đã đề xuất các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp nên hợp tác chặt chẽ hơn. Chính quyền Tổng thống Joko Widodo đã quyết định rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn bộ hệ thống khoa học. Vào ngày 28/4, Bộ nghiên cứu cấp nội các và Bộ Giáo dục đã chính thức hợp nhất để trở thành một “siêu cơ quan khoa học” mới, BRIN. 

 

Laksana Tri Handoko, nguyên Viện trưởng Viện KH Indonesia - một trong những tổ chức nghiên cứu lâu đời nhất đất nước, là người đứng đầu BRIN. Cơ quan này có khoảng 2.000 nhà khoa học nghiên cứu trong hầu hết các lĩnh vực ứng dụng. Hiện chính phủ chưa công bố số tiền đầu tư, nhưng ngân sách của BRIN có thể sẽ gấp bội số ngân sách của các trường đại học. BRIN đã tiếp nhận Viện KH cùng với các tổ chức nghiên cứu độc lập như Cơ quan Năng lượng hạt nhân quốc gia, cơ quan hàng không và vũ trụ. BRIN sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động R&D ở nhiều - nếu không muốn nói là tất cả - cơ quan chính phủ. 

 

Ông Handoko chia sẻ với Nature, những thay đổi là cần thiết để mang lại sự gắn kết cho một hệ thống nghiên cứu vốn đã bị phân mảnh. Ông nói rằng các khoản tài trợ sẽ được trao trên cơ sở đánh giá đồng cấp độc lập. Hơn nữa, việc kết hợp nhiều nguồn tài trợ và nghiên cứu khác nhau vào một quỹ khổng lồ (bao gồm các khoản tiền thu được từ thuế doanh nghiệp) sẽ cho phép Indonesia đầu tư một số tiền lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nghiên cứu.

 

Giới khoa học Indonesia lo ngại, đây sẽ là tiền đề cho sự can thiệp chính trị vào tài trợ khoa học. Hơn nữa, vẫn chưa rõ BRIN sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo như thế nào. Satryo Brodjonegoro, người đứng đầu Viện Hàn lâm KH Indonesia, nói với Nature rằng sự sáng tạo của BRIN là bước lùi đối với nền khoa học Indonesia.

 

Các nhà nghiên cứu đã đúng khi e ngại như vậy. Mặc dù chính phủ Indonesia chi rất ít thu nhập quốc dân cho R&D (năm 2018, chi tiêu chỉ chiếm 0,23% tổng sản phẩm quốc nội), nhưng trong thập kỷ qua, nước này đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng công bố khoa học cao nhất Đông Nam Á. Điều này một phần là do, kể từ năm 2017, việc đánh giá các nhà nghiên cứu ở nước này dựa vào thành quả của họ trên các tạp chí quốc tế. 

 

Theo dữ liệu của UNESCO, số bài báo được xuất bản đã tăng từ 6.080 vào năm 2013 lên 37.513 vào năm 2019. Trong số này có 24% thuộc lĩnh vực vật lý và thiên văn, 27% thuộc các lĩnh vực chiến lược như trí tuệ nhân tạo, năng lượng, khoa học vật liệu và công nghệ nano. Đáng chú ý, tỷ lệ các nhà nghiên cứu ở nước này đang tăng lên.

 

Trước đây, Tổng thống Widodo từng phàn nàn là các nhà nghiên cứu chưa đủ nỗ lực để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nhưng giới khoa học lo ngại rằng các nhà lãnh đạo tối cao của đất nước không hiểu hoặc không tôn trọng những thành tựu của họ. 

 

Hiếm khi thấy một quốc gia đưa các cơ quan R&D tự chủ trước đây vào dưới quyền kiểm soát của một cơ quan duy nhất. Những quốc gia phát triển như Đức và Mỹ thường phân chia trách nhiệm trách nhiệm tài trợ khoa học, quản trị và trách nhiệm giải trình cho nhiều tổ chức. Giải trình là điều cực kỳ quan trọng, và đó có lẽ là yếu tố mà Indonesia cần phải chú trọng nếu muốn kế hoạch cải tổ của họ thành công.  

 

Anh Thư - Tiasang, theo Nature.

Trở lại      In      Số lần xem: 203

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD