Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  32990387
Sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ không có tác dụng ngăn chặn tính kháng thuốc của cỏ dền

Nông dân đã và đang phải đấu tranh chống lại cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ qua nhiều thế hệ. Biện pháp thông thường trong hầu hết thời gian đó là luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khác nhau cho mỗi mùa vụ. Nhưng mặc cho người nông dân đã nỗ lực hết sức,tính kháng thuốc trừ cỏ vẫn cứ  tăng lên suốt nhiều năm qua,  một số quần thể cỏ dại còn cho thấy không chỉ kháng một loại thuốc trừ cỏ mà còn kháng tới bốn hay năm loại thuốc diệt cỏ khác nhau.

Tiêu đề nghiên cứu mới giải thích lý do tại sao sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ lại không có tác dụng ngăn chặn tính kháng thuốc trừ cỏ của cây cỏ dền,  đó là: các phần tiêu hao thích hợp quá thấp .Credit: Patrick Tranel

 

Nông dân đã và đang phải đấu tranh chống lại cỏ dại kháng thuốc trừ cỏ qua nhiều thế hệ. Biện pháp thông thường trong hầu hết thời gian đó là luân phiên sử dụng các loại thuốc trừ cỏ khác nhau cho mỗi mùa vụ. Nhưng mặc cho người nông dân đã nỗ lực hết sức,tính kháng thuốc trừ cỏ vẫn cứ  tăng lên suốt nhiều năm qua,  một số quần thể cỏ dại còn cho thấy không chỉ kháng một loại thuốc trừ cỏ mà còn kháng tới bốn hay năm loại thuốc diệt cỏ khác nhau. Một nghiên cứu mới của Đại học Illinois  giải thích tại sao sử dụng luân phiên  thuốc trừ cỏ lại không có hiệu quả trong việc ngăn chặn tính kháng thuốc của cỏ.

 

Giáo sư Ainsworth Pat Tranel, thuộc Khoa Khoa học cây trồng Đại học Illinois cho biết: "Nếu bạn hỏi người nông dân điều gì có thể làm chậm sự phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ, họ sẽ trả lời là sử dụng luân phiên các loại thuốc trừ cỏ khác nhau. Nghiên cứu này sẽ cho thấy điều đó là không đúng”.

 

Tính kháng thuốc trừ cỏ là kết quả của các đột biến gen ngẫu nhiên làm cho cỏ dại không bị hại bởi một loại thuốc diệt cỏ nào đó. Khi nông dân liên tục phun cùng loại thuốc diệt cỏ từ năm này qua năm khác thì xảy ra đột biến tính kháng thuốc, được gọi là allele kháng làm cho cây cỏ sống sót và sinh sản. Qua thời gian, tỷ lệ cây cỏ có allele kháng thuốc sẽ tăng lên.

 

Tư duy thông thường cho biết, bất kỳ một tính trạng bảo vệ nào của cây cũng sẽ dẫn tới một sự tiêu hao nào đó. Cây cỏ có thể được bảo vệ tốt, chống lại tác hại của thuốc trừ cỏ, nhưng đổi lại nó có thể kém sinh trưởng, hoặc ra hoa không sớm như bình thường. Khi tính trạng bảo vệ làm giảm sản lượng của cây thì phần giảm đó được xem như là phần tiêu hao thích hợp cho tính trạng bảo vệ đó.

 

Tiêu hao thích hợp cho tính kháng thuốc trừ cỏ sẽ xuất hiện trong những năm mà thuốc trừ cỏ được sử dụng luân phiên. Tranel bộc bạch: "Ví dụ, nếu cây cỏ kháng thuốc glyphosate, nhưng chúng được phun 2,4-D thì phần lớn những cây này sẽ chết vì chúng không kháng 2,4-D. Tuy nhiên, không có một loại thuốc trừ cỏ nào có thể tiêu diệt được hết 100% cỏ dại, cho dù cỏ có kháng hay không kháng thuốc. Và bạn cần phải suy nghĩ về tỷ lệ nhỏ cây cỏ còn sống sót này”.

 

“Nếu phần tiêu hao thích hợp cho allel kháng thuốc glyphosate cao, thì hầu hết các cây sống sót sẽ nhỏ hoặc ra hoa muộn và không sản sinh được nhiều hạt giống. Nhưng nếu phần tiêu hao thích hợp thấp, thì các cây sống sót đó vẫn sản sinh ra nhiều hạt giống như các cây không có allele kháng. Việc luân phiên sử dụng thuốctrừ cỏ dựa trên cơ sở giả định rằng tiêu hao thích hợp cho tính kháng thuốc trừ cỏ là cao”.

 

Để kiểm tra giả định này, Tranel và nhóm nghiên cứu của ông đã thiết kế một thí nghiệm đơn giản cho dù tốn thời gian. Họ lấy các cây cỏ dền cái không có các alleles kháng thuốc cỏ và cho chúng được thụ phấn với cây cỏ dền đực có tính kháng đối với 5 loại thuốc diệt cỏ khác nhau. Bởi vì cây cỏ dền cái có thể tạo ra hàng triệu hạt cỏ nên nhóm dễ dàng thu được 45.000 hạt cỏ mà họ cần để tạo quần thể thí nghiệm ban đầu.

 

Họ rải các hạt cỏ dền lên sàn đất của một nhà kính và cứ để chúng phát triển tự nhiên. Khi các cây cỏ cái bắt đầu sản sinh hạt giống, thì các hạt được thu thập lại để bắt đầu cho thế hệ tiếp theo. Giữa các thế hệ, các nhà nghiên cứu đã loại bỏ tất cả các cây cỏ và đảm bảo chắc chắn rằng không có hạt cỏ nào còn sót lại trong đất. Chu kỳ này được lặp lại sáu thế hệ trong vòng ba năm.

 

Làm thế nào mà nghiên cứu có thể đánh giá được hiệu lực của việc luân phiên sử dụng thuốc trừ cỏ khác nhau nếu không phun thuốc trừ cỏ? Quay trở lại với vấn đề tiêu hao phù hợp. Hãy nhớ rằng, giả định là không dùng thuốc trừ cỏ, thì allele kháng thuốc cỏ không mang đến lợi ích cho cây cỏ, và có thể là gánh nặng chi phí tiêu hao. Các nhà nghiên cứu đã cho phép các phần tiêu hao phù hợp này có cơ cơ hội để phát triển trong suốt quá trình nghiên cứu.

 

Tranel nói: "Nếu các allele kháng thuốc có tiêu hao phù hợp cao, thì chúng ta sẽ thấy chúng giảm dần tần suất xuất hiện hoặc không xuất hiện qua sáu thế hệ". Thay vào đó, các alleles của hầu như tất cả năm loại kháng thuốc đều không bị thay đổi cơ bản.

 

Allele quy định tính kháng với ALS - chất ức chế các thuốc trừ cỏ - đã thấp hơn có ý nghĩa thống kê sau sáu thế hệ, song mức giảm này rất nhỏ so với số thực tế. "Tần suất xuất hiện giảm xuống dưới 10% một năm", Tranel nói. "Với tốc độ giảm này, ngay cả khi người nông dân đã sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ trong vòng 9 năm, thì tần suất xuất hiện tính kháng với chất ức chế ALS cũng chỉ giảm được một nửa".

 

Cỏ dền có hai cơ chế được biết đến để làm mất hiệu lực của thuốc diệt cỏ có hoạt chất glyphosate, chẳng hạn như Roundup, và các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tần suất xuất hiện của cả hai cơ chế này.

 

“Các cây cỏ, sở hữu một kiểu cơ chế kháng thuốc trừ cỏ glyphosate, tạo ra nhiều bản sao vị trí mục tiêu đối với glyphosate, đó làmột gen được gọi là EPSPS. Và chúng tôi nhận thấy là các cây này cứ bị giảm dần đi. Tỷ lệ các cây có nhiều bản sao của EPSPS đã giảm xuống khoảng 15% sau mỗi thế hệ", Tranel nói. "Nhưng tôi muốn nhấn mạnh một vài điều là mặc dù nó giảm khá ít, nhưng nó không biến mất bởi bất kỳ khoảng thời gian kéo dài liên tục nào. Khi bạn sử dụng thuốc cỏ glyphosate, cơ chế kháng đó sẽ trở lại,kể cả trong trường hợp sáu năm sau bạn mới sử dụng lại thuốc trừ cỏ".

 

Cơ chế kháng thuốc trừ cỏ glyphosate còn lạicó liên quan đến cùng một gen. Lần này, đó là một đột biến cụ thể trong gen EPSPS mà bảo vệ cây cỏ chống lại ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ glyphosate. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng đột biến trong gen EPSPS thực sự tăng lên khoảng 10% sau mỗi thế hệ. Tranel nghĩ rằng có lẽ là sẽ dễ dàng để thay thế cơ chế cơ chế này bằng cơ chế còn lại vì cả hai cơ chế đều liên quan đến cùng một gen.

 

Tranel nói, "Nghiên cứu này cho chúng ta biết rằng tiêu hao thích hợp sẽ không giúp được gì nhiều cho người nông dân trong các vấn đề về tính kháng thuốc trừ cỏ, do vậy ngay cả việc sử dụng luân phiên thuốc trừ cỏ trong thời gian dài cũng không đem lại hiệu quả. Tôi nói với người nông dân là, “Một khi bạn biết được cỏ có tính kháng thuốc, bạn sẽ bị vướng vào vòng luẩn quẩn với nó”. Tính kháng thuốc trừ cỏ khuyến khích chúng ta làm những việc đúng đắn để tránh xảy ra tình trạng kháng thuốc trong lần đầu tiên dùng. Điều đó có nghĩa là sử dụng nhiều loại thuốc trừ cỏ khác nhau, sử dụng loại thuốc cỏ tiền nảy mầm và sau đó quay lại sử dụng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm. Khi bạn thấy những cây cỏ mọc lại tự nhiên thì dùng máy cày cày xới và tiêu diệt chúng trước khi chúng kết hạt. Bởi vì nếu chúng tạo ra hạt cỏ có tính kháng thuốc cỏ, nghiên cứu này sẽ nói cho bạn biết rằng bạn sẽ phải sống chung với tính kháng thuốc của cỏ suốt đời”.

 

Nguyễn Tiến Hải dịch, Nguyễn Thị Hồng Nhung hiệu đính theo Sciencedaily.

Trở lại      In      Số lần xem: 1110

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD