Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  44
 Số lượt truy cập :  33260035
Sử dụng nước thải trong tưới tiêu nông nghiệp trên toàn cầu lớn hơn 50% so với dự đoán

Với 885 triệu người tiêu dùng đối mặt với những rủi ro về sức khỏe, nghiên cứu kêu gọi đầu tư khẩn cấp cải thiện các hệ thống vệ sinh. Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Environmental Research Letters, việc sử dụng nước thải chưa qua xử lý từ các thành phố để tưới tiêu nông nghiệp cao hơn 50% so với suy nghĩ trước đây.

Với 885 triệu người tiêu dùng đối mặt với những rủi ro về sức khỏe, nghiên cứu kêu gọi đầu tư khẩn cấp cải thiện các hệ thống vệ sinh. Theo một nghiên cứu mới trên tạp chí Environmental Research Letters, việc sử dụng nước thải chưa qua xử lý từ các thành phố để tưới tiêu nông nghiệp cao hơn 50% so với suy nghĩ trước đây.

 

Nghiên cứu dựa trên các phương pháp lập mô hình nhằm đưa ra ước tính toàn diện chân thực đầu tiên về phạm vi toàn cầu mà người nông dân sử dụng nước thải sinh hoạt thành thị để tưới cây. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ hệ thống thông tin địa lý (GIS) thay vì phụ thuộc vào kết quả nghiên cứu điểm như trong các nghiên cứu trước.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đánh giá ‘tái sử dụng gián tiếp’ lần đầu tiên, xảy ra khi nước thải loãng đi nhưng vẫn giữ thành phần chi phối của dòng nước bề mặt. Những tình huống như vậy chiếm phần lớn tỷ lệ tái sử dụng nước nông nghiệp trên toàn thế giới, song rất khó để định lượng ở cấp độ toàn cầu do quan điểm khác nhau về những gì tạo ra nước thải loãng với nước ô nhiễm.

Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến nhu cầu giảm thiểu rủi ro sức khoẻ cộng đồng thông qua các biện pháp được áp dụng trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm. Điều này bao gồm việc cải thiện hệ thống xử lý nước thải, cũng như các bước phòng ngừa trong nông trại và trong quá trình xử lý thức ăn do khả năng xử lý nước chỉ tăng chậm ở các nước đang phát triển.

Theo nghiên cứu này, việc sử dụng nước thải của nông dân phổ biến nhất ở các vùng có sự phát sinh đáng kể nước thải và ô nhiễm nước. Trong những trường hợp này, và nơi nước an toàn hơn khan hiếm, nước thải trở thành phương tiện tưới tiêu đáng tin cậy đối với các loại cây trồng có giá trị cao như rau, thường cần nhiều nước hơn cây lương thực thiết yếu. Nơi nước thải thô sẵn có, nông dân có xu hướng thích nước thải hơn vì nồng độ cao chất dinh dưỡng, có thể làm giảm bớt nhu cầu sử dụng phân bón. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nông dân sử dụng nước thải được thúc đẩy bởi nhu cầu cơ bản, đơn giản là không có lựa chọn thay thế.

Kết quả cho thấy 65% tất cả các khu vực được tưới nằm trong bán kính 40km các trung tâm đô thị và bị ảnh hưởng bởi lượng nước thải ở mức độ lớn. Trong tổng diện tích 35,9 triệu ha, 29,3 triệu ha ở các nước có xử lý nước thải rất hạn chế, khiến 885 triệu người tiêu dùng đô thị cũng như nông dân và người bán thực phẩm gặp phải rủi ro sức khoẻ nghiêm trọng. Năm quốc gia - Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mexico và Iran - chiếm phần lớn diện tích đất trồng trọt này. Những phát hiện mới này thay thế cho ước tính năm 2004, dựa trên các nghiên cứu điển hình ở 70 quốc gia và ý kiến chuyên gia, đã đưa vùng đất canh tác được tưới tiêu với lượng nước thải lên đến 20 triệu ha.
 
M.H - Mard, theo EurekAlert.
Trở lại      In      Số lần xem: 857

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD