Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  33259350
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng quy trình canh tác tổng hợp xây dựng vùng sản xuất gấc (Momordica cochinchinensis) nguyên liệu tại tỉnh Đăk Nông phục vụ chế biến, xuất khẩu

Mục tiêu chung :

- Hình thành và phát triển vùng chuyên canh gấc nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu ở tỉnh Đắc Nông.

- Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân (đặc biệt vùng đồng bào dân tộc).

Thời gian thực hiện : 2009-2011

Đơn vị chủ trì: Viện KHKTNN Miền Nam

Mục tiêu chung :

- Hình thành và phát triển vùng chuyên canh gấc nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu ở tỉnh Đắc Nông.

- Góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân (đặc biệt vùng đồng bào dân tộc).

Mục tiêu cụ thể :

- Tuyển chọn được giống gấc có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của Đắk Nông.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác gấc phù hợp với Đắk Nông.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật thu họach, sơ chế và bảo quản gấc.

- Xây dựng mô hình trồng gấc đạt hiệu quả kinh tế: tăng 10% so với hiện tại.

- Đào tạo cho nông dân nắm vững các quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch, sơ chế và bảo quản gấc.

.Kết quả:

- Đã tuyển chọn được giống gấc nếp Đắk Lắc năng suất cao, chất  lượng tốt đảm bảo tiêu chuẩn để chế biến dược liệu và làm vật liệu cho việc nhân giống.

- Sử dụng các chất kích thích như NAA ở nồng  độ 700 ppm hoặc các chất kích thích ra rễ khác như Roots 2, Antonik đều có hiệu lực cao so với đối chứng.

- Phân bón hữu cơ sinh học với liều lượng 3 tấn/ha và phân bón  hóa học theo công thức 150 Kg N – 100 Kg P2O5 - 150 Kg K2O làm tăng năng suất gấc so với cách bón phân truyền thống của nông dân. Phối hợp 50% phân hóa học và 50% phân hữu cơ sinh học có hiệu quả cao về nông học cũng như về hiệu quả kinh tế đối với gấc.

- Mức độ sâu bệnh hại trên cây gấc không cao như những lọai cây trồng khác, vì vậy các thuốc trừ sâu bệnh sinh học hoặc có nguồn gốc thực vật có hiệu lực rất cao và có thể khống chế dễ dàng.

- Hai kiểu giàn lưới qua đầu và giàn mái nhà  đều thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của gấc. Kiểu giàn mái nhà  có chi phí thấp và thuận tiện cho việc chăm sóc hơn.

- Ứng dụng bao quả gấc làm giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra qua đó làm gia tăng giá trị thương phẩm.

- Mô hình ứng dụng quy trình canh tác gấc có năng suất và hiệu quả kinh tế tăng 13,1-17,1 % so với canh tác thông thường.

- Đã xây dựng hai quy trình canh tác gấc và sơ chế bảo quản gấc tại tỉnh Đắk Nông.

Trở lại      In      Số lần xem: 4098

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD