Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  36
 Số lượt truy cập :  33247691
Thị trường phân bón hạ nhiệt

Giá phân bón trên thị trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng của nhiều tháng nay, nhưng với tốc độ chậm dần lại. Quý I/2021, chỉ số giá phân bón quốc tế đã tăng 24%, dẫn đầu là phosphate và urea do nhu cầu mạnh và chi phí nguyên liệu tăng; kali tăng giá ít hơn do nguồn cung dồi dào. Giá DAP (diammonium phosphate) tăng hơn 34% trong quý I, trong khi TSP (triple superphosphate) tăng 38%, thông tin từ World Bank cho thấy.

Giá phân bón trên thị trường quốc tế và trong nước vẫn tiếp tục xu hướng tăng của nhiều tháng nay, nhưng với tốc độ chậm dần lại.

 

Quý I/2021, chỉ số giá phân bón quốc tế đã tăng 24%, dẫn đầu là phosphate và urea do nhu cầu mạnh và chi phí nguyên liệu tăng; kali tăng giá ít hơn do nguồn cung dồi dào. Giá DAP (diammonium phosphate) tăng hơn 34% trong quý I, trong khi TSP (triple superphosphate) tăng 38%, thông tin từ World Bank cho thấy. 

 

Theo hãng Mosaic: "Kinh tế thế giới hồi phục kéo nhu cầu sản phẩm cây trồng tăng ở hầu hết các khu vực, khiến người trồng trọng không chỉ mở rộng diện tích cây trồng mà còn tăng cường đầu tư chăm sóc cây, khiến nhu cầu phân bón tăng theo". 

 

Những thị trường có nhu cầu phân bón tăng mạnh nhất là những nền kinh tế có ngành nông nghiệp lớn nhất thế giới, như Châu Âu, Mỹ, Brazil và một số nước Châu Á.

 

Ngoài ra, giá năng lượng và cước phí vận chuyển đều tăng; giá các nguyên liệu sản xuất phân bón như amoniac và lưu huỳnh tăng… cũng góp phần đẩy giá phân bón lên mức cao kỷ lục. Do dịch Covid-19 khiến giá cước vận tải, container rỗng bị thiếu trầm trọng đẩy giá cước vận tải biển tăng mạnh, nhiều tuyến đường biển tăng trên 100% cũng là một nguyên nhân khiến giá phân bón toàn cầu tăng.

 

Dịch bệnh Covid-19 đã khiến nguồn cung vẫn còn nhiều thời điểm bị gián đoạn.

 

Các chương trình kích thích kinh tế của các Chính phủ chống Covid-19 cũng là một yếu tố đẩy giá phân bón tăng.

 

Đặc biệt, nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đang tăng rất nhanh do nước này khôi phục đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi cũng khiến nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng vọt.

 

Về nguồn cung phân bón, thuế mà Mỹ áp dụng đối với phân bón nhập khẩu từ Maroc và Nga đã khiến dòng chảy thương mại và nhập khẩu phân bón bị gián đoạn.

 

Do giá liên tục tăng nhanh trong nhiều tháng qua, hiện giá bán lẻ tất cả các loại phân bón đều cao hơn so với một năm trước.

 

Giá urea và DAP đã tăng gần 30% trong quý 1/2021 do nhu cầu mạnh mẽ trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ vì đại dịch cản trở hoạt động của các nhà máy cũng như vận chuyển, trong khi chi phí đầu vào tăng.

 

Giá các nguyên liệu dầu khí, hóa chất, đầu vào của ngành sản xuất phân bón trên thế giới đều tăng 30 - 40% thời gian qua nên tác động trực tiếp tới mặt hàng ure, DAP, SA,lưu huỳnh,...Trong đó, giá khí đốt từ đầu năm 2021 đến nay tăng cao do thời tiết lạnh bất thường, đẩy gí khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay ở Châu Á, Châu Âu và Tây nước Mỹ đều cao kỷ lục.

 

Ngoài ra, Trung Quốc, thị trường sản xuất và tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới thời gian gần đây gặp khủng hoảng về than đá và khí đốt đã ảnh hưởng gián tiếp tới ngành sản xuất phân bón làm nguồn cung giảm. Giá than antraxit và bitum, những nguyên liệu chính cho sản xuất urea ở Trung Quốc, gần đây đều tăng mạnh. Hiện, Chính phủ Trung Quốc đang hạn chế xuất khẩu phân bón để ưu tiên mùa vụ trong nước nên nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt.

Giá một số loại phân bón trong quý 1/2021

Thị trường phân bón hạ nhiệt - Ảnh 1.

Sang tháng 4, giá phân bón tiếp tục tăng. Tuy nhiên, từ giữa tháng 4 đến nay, tốc độ tăng giá của cả 8 loại phân bón chủ chốt trên thị trường quốc tế đều chậm lại, ngoại trừ DTN tăng trên 5%.

 

Như vậy, đã 2 tuần liên tiếp (nửa cuối tháng 4/2021), giá phân bón tăng chậm lại sau nhiều tháng phi mã.

 

Kết thúc tháng 4/2021, giá phân DAP trung bình là 629 USD/tấn, MAP 703 USD/tấn và kali 433 USD/tấn, tăng khoảng 1% so với một tháng rước đó. Giá urea ở mức 513 USD USD/tấn và 10-34-0, ở mức 613 USD USD/tấn, đều tăng 2%. Giá bán lẻ trung bình của UAN28 tăng 3% lên 350 USD USD/tấn, trong khi loại Anhydrous và UAN32 đều tăng 4%, lần lượt ở mức 710 USD USD/tấn và 391 USD USD/tấn.

 

Giá UAN28 và Anhydrous cập nhật

Thị trường phân bón hạ nhiệt - Ảnh 2.
 

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá Kali hiện nay đắt hơn 17%, 10-34-0 cao hơn 31%, urea đắt hơn 33%, UAN32 cao hơn 40%, anhydrous đắt hơn 44%, UAN28 cao hơn 48%, DAP đắt hơn 52% và MAP cao hơn 62%.

 

Trong nước, giá tất cả các loại phân bón như DAP, Urea, NPK…kết thúc quý 1/2021 đều tăng khoảng 40.000 - 100.000 đồng/bao (50 kg) so với cuối tháng 2, đạt mức cao nhất từ trước tới nay do ảnh hưởng bởi giá phân bón trên thế giới tăng và các chi phí sản xuất đầu vào, cùng các nguyên liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước tăng. Ðồng thời, dịch COVID-19 đã làm cho việc nhập khẩu một số loại phân bón gặp khó cũng góp phần đẩy tăng lên, nhất là đối với phân bón DAP và urea.

 

Riêng với phân urea, giá trong nước tăng gần đây một phần nữa có nguyên nhân là hai nhà máy sản xuất urea trong nước là Phú Mỹ và Hà Bắc cùng dừng máy để bảo dưỡng định kỳ từ giữa tháng 4, trong khi Nhà máy Đạm Ninh Bình mới cho sản phẩm trở lại từ ngày 23/4 đã khiến mặt hàng ure trong nước có thời điểm thiếu cục bộ, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên đang vào mùa mưa.

 

Tại miền Bắc, mức giá phổ biến cuối quý 1 khoảng 7.600-7.700 đồng/kg, tăng 100-200 đồng/kg so với tháng trước đó. Tại miền Nam, mức giá phổ biến khoảng 7.400-7.600 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

 

Xu hướng tăng chưa dừng ở đó. Đến 5/5, giá phân urea tại cảng Quy Nhơn đã lên đến 9,5 triệu đồng, khi nhập về đến các đại lý có giá lên tới 9,7- 9,8 triệu đồng/tấn, các đại lý bán ra cho nông dân khoảng 10 triệu đồng/tấn. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2020, giá phân Urê đã tăng khoảng 3 triệu đồng/tấn. Đây là mức tăng kỷ lục từ trước đến nay với thị trường phân bón.

 

Do giá phân bón quốc tế tăng quá cao nên nhập khẩu phân bón vào Việt Nam tăng chậm lại, thậm chí không tăng. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón về Việt Nam trong quý I/2021 đạt 985.876 tấn, kim ngạch 263,73 triệu USD, giá trung bình 267,5 USD/tấn, tương đương với số lượng phân bón nhập khẩu quý I/2020 nhưng tăng 7,3% về kim ngạch và tăng 7,3% về giá so với cùng kỳ năm 2020.

 

Riêng tháng 3/2021 tăng 29,6% về lượng, tăng 42,5% về kim ngạch và tăng 10% về giá so với tháng 2/2021, đạt 381.651 tấn, trị giá 107,45 triệu USD, giá trung bình 281,5 USD/tấn.

 

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc, trong tháng 3/2021 nhập khẩu phân bón từ thị trường này tăng mạnh 77,9% về lượng, tăng 100,7% về kim ngạch và tăng 12,8% về giá so với tháng 2/2021, đạt 223.215 tấn, tương đương 61,85 triệu USD, giá 277 USD/tấn. Tính chung, cả quý I/2021 nhập khẩu 467.841 tấn, trị giá 123,44 triệu USD, giá trung bình 263,9 USD/tấn, tăng cả lượng, kim ngạch và giá so với cùng kỳ năm 2020, với mức tăng tương ứng 11,2%, 25,2% và 12,7%, chiếm 47% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

 

Thị trường cung cấp phân bón lớn thứ 2 cho Việt Nam là Đông Nam Á với 98.504 tấn trong quý 1/2021, trị giá 25,1 triệu USD, giá trung bình 254,8 USD/tấn, giảm 16,9% về lượng, giảm 8,5% về kim ngạch nhưng tăng 10% về giá so với cùng kỳ; riêng tháng 3/2021 nhập khẩu từ thị trường này lại tăng mạnh 71,9% về lượng, tăng 44% kim ngạch nhưng giảm 16% về giá so với tháng 2/2021, đạt 48.395 tấn, trị giá 11,55 triệu USD, giá trung bình 238,8 USD/tấn.

 

Thị trường cung cấp lớn tiếp theo là Nga với 62.973 tấn trong quý 1, trị giá 21,22 triệu USD, giá trung bình 337 USD/tấn, tăng 4% về lượng, tăng 3,7% kim ngạch nhưng giảm 0,7% về giá so với quý I/2020; riêng tháng 3/2021 nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 2/2021, với mức tăng tương ứng 20%, 32,5% và 10,3%, đạt 19.069 tấn, trị giá 6,71 triệu USD.

 

Top 10 nhà cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam (chiếm 97,22% tổng NK phân bón)

Thị trường phân bón hạ nhiệt - Ảnh 3.

Nhập khẩu phân bón quý 1/2021 so với cùng kỳ năm trước

 

Dự báo giá phân bón tiếp tục tăng, hạ nhiệt vào năm 2022

 

Giá phân bón quốc tế năm 2021 dự báo sẽ tăng so với năm 2020 (Workd Bank dự báo tăng 27%), nhưng sẽ giảm vào năm 2022, khi nhu cầu giảm và năng lực sản xuất tăng lên.

 

Giá phân DAP dự báo sẽ tiếp tục tăng cho đến khi có nguồn cung mới bổ sung từ Maroc, Saudi Arabia và các nơi khác. World bank dự báo giá DAP năm 2021 sẽ tăng 44%, và năm 2022 sẽ giảm 6%.

 

Công suất sản xuất urea sắp tới cũng sẽ được bổ sung ở Azerbaijan, Brunei, Ấn Độ, CH Hồi giáo Iran, Nigeria, Nga và Uzbekistan. World Bank dự báo giá urea năm nay sẽ tăng 31%, sau đó giảm 8% trong năm 2022.

 

Trong nước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định, đến khoảng trung tuần tháng 5/2021 giá phân bón trong nước khả năng sẽ hạ nhiệt khi hai nhà máy ure đang bảo dưỡng cho sản phẩm trở lại.

 

Dự kiến ngày 15/5 tới đây Đạm Hà Bắc sẽ bắt đầu có sản phẩm trở lại sau thời gian bảo dưỡng định kỳ với sản lượng khoảng 1.000 tấn urea/ngày. Nhà máy Đạm Phú Mỹ dự kiến cũng sẽ bắt đầu cho ra sản phẩm trở lại ngày 18/5 tới đây với công suất khoảng 2.400 tấn ure/ngày.

 

Như vậy, cùng với Nhà máy Đạm Cà Mau công suất trên 2.000 tấn/ngày, Nhà máy Đạm Ninh Bình công suất 1.000 tấn/ngày, trung tuần tháng 5 khi Nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Hà Bắc cùng cho ra sản phẩm trở lại, nguồn cung mặt hàng urea trong nước sẽ dồi dào hơn nên ure nhiều khả năng sẽ hạ nhiệt nếu giá dầu khí thế giới không biến động quá lớn.

 

Tham khảo: Dtn, World Bank

 

Vũ Ngọc Diệp - Cafef, theo Nhịp sống kinh tế

Trở lại      In      Số lần xem: 204

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD