Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  33260340
Thiếu các sinh vật thụ phấn tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

Thiếu những tác nhân thụ phấn tự nhiên ở những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng có thể sẽ đe dọa đến năng suất cây trồng trên thế giới. Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi phó giáo sư Lucas Garibaldi thuộc Đại học Quốc gia Rio Negro, Áchentina, đã thực hiện so sánh nhiều tác nhân thụ phấn ở các khu vực trồng trọt- hầu hết là các côn trùng còn rất ít. Họ đã nghiên cứu trên 41 hệ thống nông nghiệp ở khắp các lục địa ngoại trừ châu Nam Cực để tìm hiểu xem tại sao sự biến mất của các tác nhân thụ phấn tự nhiên lại ảnh hưởng đến sản xuất lương thực.

Thiếu những tác nhân thụ phấn tự nhiên ở những khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng có thể sẽ đe dọa đến năng suất cây trồng trên thế giới.

 

Một nghiên cứu mới đây được thực hiện bởi phó giáo sư Lucas Garibaldi thuộc Đại học Quốc gia Rio Negro, Áchentina, đã thực hiện so sánh nhiều tác nhân thụ phấn ở các khu vực trồng trọt- hầu hết là các côn trùng còn rất ít. Họ đã nghiên cứu trên 41 hệ thống nông nghiệp ở khắp các lục địa ngoại trừ châu Nam Cực để tìm hiểu xem tại sao sự biến mất của các tác nhân thụ phấn tự nhiên lại ảnh hưởng đến sản xuất lương thực.

Nhóm nghiên cứu thấy rằng, mức độ tập trung các sinh vật thụ phấn ở khu vực trồng càng cao thì năng suất trái cây càng cao. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã suy luận ra rằng, việc mất các nhân tố thụ phấn tự nhiên có thể đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và ảnh hưởng đến an ninh lương thực trong dài hạn.

Alexandra-Maria Klein, giáo sư thuộc bộ môn hệ sinh thái tại Đại học Leuphana - Đức, đồng tác giả trong nghiên cứu trên cho biết, tăng cường sự tách biệt giữa sản xuất nông nghiệp và đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tần suất xuất hiện của các côn trùng thụ phấn cho cây.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành thử nghiệm tăng cường ong mật cho các khu vực trồng trọt để làm cân bằng sự thiếu hụt tác nhân thụ phấn do thiếu các trung gian thụ phấn tự nhiên với mục tiêu tối đa hóa sản lượng nông nghiệp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng hoạt động của các côn trùng trong tự nhiên hiệu quả hơn ong mật.

Hơn nữa, trong khi hoạt động của ong mật chỉ có thể giúp tăng năng suất của khoảng 14% diện tích cây ăn quả thì các công trùng hoang dã lại có thể đáp ứng nhu cầu thụ phấn cho toàn bộ diện tích.

Ông cho biết thêm, những khu vực trồng trọt nên trở thành khu vực sống của cả ong mật lẫn côn trùng hoang dã. Nếu chỉ sử dụng một tác nhân thụ phấn đơn lẻ thì diện tích cây ăn quả có thể sẽ bị dịch bệnh tấn công nhiều hơn.

Đồng tác giả của nghiên cứu phát triển hỗn hợp phân bón hữu cơ từ nước tiểu và phân chuồng ở Nêpan.
 
NB - Mard, theo SciDev.
Trở lại      In      Số lần xem: 1238

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD