Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  13
 Số lượt truy cập :  33210452
Thử nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu hại ngoại lai trên cây họ hành

Có nguồn gốc từ châu Âu và được phát hiện ở Pennsylvania vào năm 2015, ruồi đục lá hành (Phytomyza gymnostoma) là một loài ruồi có ấu trùng (dòi) gây hại các loại cây trồng trong chi Allium, bao gồm hành, tỏi và tỏi tây. Từ khi xuất hiện ở Hoa Kỳ, loài ruồi này đã lan sang New York, Connecticut, Massachusetts, Maryland và New Jersey và được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp.

Ruồi đục lá trưởng thành đang gây hại trên một lá hành. Nguồn: Riley Harding.

 

Có nguồn gốc từ châu Âu và được phát hiện ở Pennsylvania vào năm 2015, ruồi đục lá hành (Phytomyza gymnostoma) là một loài ruồi có ấu trùng (dòi) gây hại các loại cây trồng trong chi Allium, bao gồm hành, tỏi và tỏi tây.

 

Từ khi xuất hiện ở Hoa Kỳ, loài ruồi này đã lan sang New York, Connecticut, Massachusetts, Maryland và New Jersey và được coi là một mối đe dọa nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Đại học Cornell dẫn đầu đã thử nghiệm 14 hoạt chất thuốc trừ sâu, áp dụng bằng nhiều phương pháp khác nhau, để tìm ra các phương pháp phòng trừ tốt nhất.

 

Nghiên cứu "Quản lý ruồi đục lá: Một loại sâu hại mới trên cây trồng họ hành ở Bắc Mỹ," được công bố trên Tạp chí Côn trùng Journal of Economic Entomology.

 

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư côn trùng Brian Nault ở Cornell AgriTech, là một trong những chuyên gia quản lý ruồi đục lá hành hàng đầu của quốc gia. Nghiên cứu đã xác định được một số loại thuốc trừ sâu hóa học truyền thống có tác dụng tốt nhất đối với loài côn trùng ngoại lai này.

 

Theo ông Brian Nault, ruồi đục lá (Phytomyza gymnostoma) đang trở thành mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đối với các trang trại hữu cơ không được phép sử dụng các thuốc trừ sâu tổng hợp. Loài ruồi này có hai chu kỳ bùng phát mỗi năm, ruồi trưởng thành thường xuất hiện vào giữa tháng Tư và giữa tháng Chín. Mùa hè là khoảng nghỉ giữa 2 chu kỳ, nếu hành tây được trồng vào khoảng này sẽ né tránh được loài sâu hại này. Và khi hành đã tạo củ, sẽ giảm được tác hại của dòi đục lá.
 

Cây trồng có giai đoạn sinh trưởng bộ lá rơi vào 2 chu kỳ bùng phát của ruồi trưởng thành sẽ có nguy cơ bị hại cao nhất, như phía đông bắc Hoa Kỳ, các loại hẹ, hành lá và tỏi thường trồng vào mùa xuân, hành lá và tỏi tây vào mùa thu. Ngoài ra các cây hoang dại thuộc chi Allium sinh trưởng phát triển suốt vào cả hai đợt bùng phát, đây có thể là nơi sinh sôi của loài sâu hại này.

 

Ấu trùng (dòi đục lá) nở ra đục ăn lá ở ngọn và di chuyển về phía gốc để hóa nhộng. Dòi đục lá phá hủy các mô và mạch dẫn của lá, có thể dẫn đến nhiễm các vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh thối lá.

 

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm các chiến lược quản lý khác nhau trên các cây hành tây, tỏi tây và hành lá ở Pennsylvania và New York vào năm 2018 và 2019. Kết quả cho thấy phun thuốc trừ sâu hóa học (Dinotefuran, Cyantraniliprole và Spinetoram) là phương pháp phù hợp và hiệu quả nhất, giảm tới 89% thiệt hại trên lá và hiệu lực đối với dòi đục lá lên đến 95%. Tuy nhiên Dinotefuran và Cyantraniliprole áp dụng thông qua kỹ thuật tưới nhỏ giọt không có hiệu quả. Các loại thuốc trừ sâu khác (Abamectin, Acetamiprid, Cyromazine, Imidacloprid, Lambda-cyhalothrin, Methomyl và Spinosad) cũng làm giảm mật độ của ruồi đục lá. Xử lý rễ cây với Spinosad trước trồng giảm 90% thiệt hại của côn trùng sau khi cấy.

 

Mặc dù cho đến nay, ruồi đục lá không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với hành tây, nhưng các nhà nghiên cứu và nông dân lo ngại rằng chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng lây lan về phía tây nơi hành tây là cây trồng chính. Ông Nault cho rằng ruồi đục lá là một mối quan tâm lớn đối với ngành sản xuất hành tây của Hoa Kỳ.

 

Lê Thị Thanh theo Phys.org

Trở lại      In      Số lần xem: 474

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD