Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33248615

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:43:00

Ngô (bắp) (Zea mays L.) là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu và ngô được sử dụng với ba mục đích chính như làm lương thực cho người, thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho nhiều sản phẩm công nghiệp (Đinh Thế Lộc và ctv., 1997). Hiện nay, trên đồng ruộng trồng các giống ngô nhập nội và các giống bắp lai bị bệnh đốm lá nhỏ tấn công và gây hại đáng kể về năng suất và chất lượng bắp (Vũ Triệu Mân, 2007). Việc áp dụng biện pháp hóa học trong phòng trị bệnh bên cạnh mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, dư lượng trong nông phẩm, ảnh hưởng sức khỏe con người và gây ra tính kháng thuốc của mầm bệnh.

Thứ sáu, 13-11-2020 | 08:46:00

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xác định ảnh hưởng của nồng độ brassinolide tối ưu lên một số đặc tính sinh lý, sinh hóa của cây lúa ở giai đoạn mạ trong điều kiện lúa bị mặn 6‰. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trong điều kiện nhà lưới, 1 nhân tố, với các nồng độ brassinolide: 0,00; 0,05; 0,10; 0,20; 0,40 mg/L và 3 lần lặp lại. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Ở độ mặn 6‰, ủ giống với brassinolide 0,05 mg/L làm gia tăng trọng lượng tươi và khô của cây lúa và hoạt tính enzyme protease tăng 0,057 Tu/mgprotein so với đối chứng. Ủ giống với brassinolide ở 5 nồng độ nói trên cho hàm lượng proline tăng từ 17,36 - 36,61% so với đối chứng, trong đó nồng độ 0,20 mg/L cải thiện hàm lượng proline tốt nhất cũng như giúp cải thiện hàm lượng các sắc tố quang hợp (chlorophyll a và carotenoids).

Thứ hai, 16-11-2020 | 10:36:20

Hồ tiêu (Piper nigrum L.) là cây gia vị được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Braxin, Madagascar, Việt Nam,... Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới. Đến năm 2016, ngành hồ tiêu Việt Nam đóng góp 41% tổng sản lượng hồ tiêu và 59% tổng sản lượng hồ tiêu xuất khẩu trên toàn thế giới (IPC, 2018). Trong đó, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có diện tích trồng tiêu lớn nhất cả nước.

Thứ ba, 17-11-2020 | 08:53:39

Cây mít là cây ăn trái quan trọng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Hiện nay, giống mít Siêu Sớm đang được nông dân chú trọng phát triển do cho trái sớm, dễ trồng, phẩm chất và năng suất cao cũng như có lợi nhuận cao. Tỉnh Tiền Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng mít lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích hơn 6.000 ha. Tuy nhiên, do quy mô diện tích và mức độ trồng tập trung thâm canh cao cùng một số yếu tố khác đã dẫn đến dịch bệnh gây hại ngày càng tăng.

Thứ sáu, 20-11-2020 | 06:12:50

Ở Việt Nam, cho tới 2016 có khoảng 11,5 triệu ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 1/3 diện tích lãnh thổ, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích canh tác lúa 1,8 triệu ha (4,3 triệu ha/năm) đạt tổng sản lượng lúa khoảng 25,8 triệu tấn/năm. Trong canh tác lúa, bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae thường xuất hiện và gây hại nặng cho tất cả các vụ lúa trong năm, và ngày càng trở nên khó kiểm soát hơn do ảnh hưởng của thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.

Thứ hai, 23-11-2020 | 08:43:13

Canh tác hữu cơ đã trở thành một vấn đề rất quan trọng cho nền nông nghiệp phát triển bền vững bằng cách cải thiện điều kiện đất đai, sử dụng các loại phân bón hữu cơ chất lượng cao. Nguồn nguyên liệu cho loại phân bón hữu cơ này có nhiều nguồn gốc khác nhau từ phân súc vật, dư thừa thực vật sau khi chế biến, rác thải, dư thừa thực vật sau mùa vụ thu hoạch và bùn chất thải sinh hoạt... 

Thứ ba, 24-11-2020 | 08:41:08

Tuyến trùng thực vật là một trong những tác nhân gây hại chính trên nhiều loại cây trồng khác nhau (Perry et al., 2009). Tại nhiều vùng sản xuất nông nghiệp trên thế giới, tuyến trùng thực vật gây tác hại lớn đối với sản xuất nông nghiệp, chúng gây thiệt hại hàng tỷ tấn hoa màu hàng năm (Luc et al., 2005). Tổn thất kinh tế nông nghiệp do tuyến trùng thực vật gây ra ước tính khoảng 125 tỷ USD mỗi năm trên toàn thế giới (Chitwood, 2003). 

Thứ tư, 25-11-2020 | 08:26:10

Cây chanh leo (Passiflora edulis) hiện là cây ăn quả quan trọng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cây chanh leo đang bị nhiễm một số bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh do virus. Các nghiên cứu gần đây tại Bộ môn Bệnh cây và Trung tâm Nghiên cứu Bệnh cây Nhiệt đới (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), dựa trên giải trình tự gen các mẫu virus chanh leo thu thập tại Nghệ An, Lâm Đồng, Ninh Bình đã xác định được một potyvirus hoàn toàn mới và virus được đặt tên là Passiflora mottle virus (PaMoV). 

Thứ năm, 26-11-2020 | 08:24:11

Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định 10 gen (locus gen) kháng bệnh và chống chịu bất lợi phi sinh học ở lúa đã được xây dựng cho Phòng Sinh học phân tử giám định gen thực vật theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. Kết quả khảo sát 10 chỉ thị phân tử, RM153 (liên kết với xa5), P3 (liên kết với Xa7), pTA248 (liên kết với Xa21), RM224 (liên kết với Pik-h), pB8 [liên kết với Pi9(t)], RM527 (liên kết với Piz-5), RM7102 (liên kết với Pita-2), ART5 (liên kết với Sub1), RM493 (liên kết với Saltol) và BAD2 (liên kết với fgr) phù hợp cho hoạt động thử nghiệm.

Thứ hai, 30-11-2020 | 08:42:24

Nghiên cứu ảnh hưởng của xử lý Ethyl methanesulfonate (EMS) và tia cực tím (UV) đến khả năng tạo dòng biến dị in vitro, đồng thời đánh giá sinh trưởng, phát triển và biến dị của các dòng biến dị này trên loài cúc vàng (Chrysanthemum indicum) nhằm tạo nguồn nguyên liệu phong phú cho công tác chọn tạo giống hoa cúc mới. Trong nghiên cứu này, các chồi cúc in vitro được cắt bỏ lá, được cắt thành các mẫu có kích thước 1,0 - 1,5 (cm) mang một mắt ngủ đem ngâm vào môi trường xử lý MS lỏng có bổ sung 0,1mg/1BA và EMS vô trùng với các nồng độ khác nhau (từ 0,1% đến 0,3%) và xử lý bằng tia UV có cường độ 125μW/cm2 ứng với bước sóng 253nm với trong 8 giờ. 

Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD