Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  48
 Số lượt truy cập :  33260053
Thực vật xâm lấn thúc đẩy các nguồn dự trữ các bon xanh

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng một số loài thực vật xâm lấn có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách làm cho hệ sinh thái lưu giữ ‘các bon xanh’ dễ dàng hơn. Các bon xanh là các bon lưu giữ trong môi trường ven biển như các đầm lầy, rừng đước và thảm cỏ biển. Tuy nhiên, các loài xâm lấn khác, đáng chú ý là các loài động vật, có thể làm điều ngược lại.

Hệ sinh thái ven biển lưu giữ nhiều các bon hơn khi có thực vật xâm lấn, nhưng động vật xâm lấn lại ngăn cản điều này.

 

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng một số loài thực vật xâm lấn có thể giúp chống lại biến đổi khí hậu bằng cách làm cho hệ sinh thái lưu giữ ‘các bon xanh’ dễ dàng hơn. Các bon xanh là các bon lưu giữ trong môi trường ven biển như các đầm lầy, rừng đước và thảm cỏ biển. Tuy nhiên, các loài xâm lấn khác, đáng chú ý là các loài động vật, có thể làm điều ngược lại.

 

Nghiên cứu là phân tích tổng hợp đầu tiên dành riêng cho các môi trường biển khi giải quyết vấn đề xâm lấn và lưu giữ các bon. Các nghiên cứu trữ lượng các bon trước đây tập trung chủ yếu vào các môi trường trên cạn như rừng. Tuy nhiên, các đầm lầy và rừng đước có thể lưu giữ các bon nhanh hơn ước chừng 40 lần so với rừng. Và trong thế kỷ trước, các nhà sinh học ước tính thế giới đã mất 25 – 50% môi trường các bon xanh, cộng thêm 8.000 km2 biến mất mỗi năm. Việc hiểu rõ các hệ sinh thái này cần thiết thế nào đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc vừa giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu và các loài xâm lấn.

 

Các nhà nghiên cứu đã tập hợp số liệu từ 104 nghiên cứu khác nhau, gồm 345 so sánh trên toàn thế giới. Mỗi nghiên cứu so sánh một hệ sinh thái các bon xanh bị xâm lấn với một hệ sinh thái tương tự không bị xâm lấn. Các nhà khoa học đã sử dụng dữ liệu để tính toán lượng sinh khối từ thực vật hay các bon đất thay đổi ở mỗi nơi với sự có mặt của một loài xâm lấn. Theo thời gian, các bể sinh khối từ thực vật có thể được chuyển thành bể lưu trữ các bon xanh có giá trị được giữ trong đất bên dưới các môi trường này.

 

Nhưng khi các nhà nghiên cứu xử lý các con số mới phát hiện các loài xâm lấn không rơi vào cùng một trại. Khi các loài thực vật mạnh mẽ nhất xâm lấn – thời kỳ Davidson gọi là “kỹ sư hệ sinh thái” – sinh khối tăng phi mã. Ở mức 117%, sinh khối của một hệ sinh thái tăng gấp đôi và có triển vọng lưu giữ các bon. Nguyên nhân là do phần lớn các loài thực vật này tương tự như loài mà chúng xâm chiếm (ví dụ như một cây đước mới xuất hiện trong rừng đước, hay như đám sậy bước vào đầm lầy nước mặn). Do các loài xâm lấn lớn nhanh hơn và lớn hơn các loài bản địa, hệ sinh thái này nhìn chung có thể lưu giữ nhiều các bon hơn.

 

Tuy nhiên, không phải tất cả các loài thực vật đều có ích như vậy. Khi có nhiều loài thực vật không giống nhau xâm chiến, như là tảo xâm lấn thảm cỏ biển, sinh khối sẽ giảm 1/3. Và động vật cắt giảm sinh khối đi gần 1/2, để lại các hệ sinh thái có bể chứa các  bon xanh yếu hơn nhiều.

 

Các đầm lầy nước mặn dường như có lượng sinh khối lớn nhất từ các loài xâm lấn, trung bình khoảng 91%. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu chỉ ra rằng, đầm lầy nước mặn tạo ra một tỉ lệ lớn dữ liệu mà họ có thể phân tích. Cỏ biển và đước nhận được ít quan tâm hơn, do đó các nhà nghiên cứu không có nhiều thông tin để phân tích.

 

M.H. - Mard, theo EurekAlert.

Trở lại      In      Số lần xem: 611

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD