Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33257672
Tình hình nhập khẩu và thị trường thức ăn chăn nuôi quí I/2013

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn nguyên liệu với tổng kim ngạch trên 3 tỷ USD để sản xuất ra khoảng 15,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng nông nghiệp.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu hơn 8 triệu tấn nguyên liệu với tổng kim ngạch trên 3 tỷ USD để sản xuất ra khoảng 15,5 triệu tấn thức ăn chăn nuôi. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thừa nhận, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi là nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất trong các mặt hàng nông nghiệ.

 

Dẫn nguồn số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, 3 tháng đầu năm 2013, Việt Nam đã chi 712,4 triệu USD để nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng 53,96% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng tháng 3/2013, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 353,4 triệu USD.

 

Ấn Độ, Hoa Kỳ, Achentina, Trung Quốc, Braxin… là những thị trường chính cung cấp mặt hàng này cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Dẫn đầu về kim ngạch là thị trường Ấn Độ với 67,5 triệu USD trong tháng 3, giảm 69,59% so với tháng 3/2012, tính chung 3 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường này là 204,4 triệu USD, chiếm 28,7% thị phần, tăng 54,94% so với cùng kỳ năm trước.

 

Đứng thứ hai sau thị trường Ấn Độ là Hoa Kỳ, với kim ngạch nhập là 115,9 triệu USD, tăng 50,66% so với cùng kỳ năm 2012, tính riêng tháng 3 nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 78,6 triệu USD, giẩm 32,15% so với tháng 3/2012.

 

Ngoài hai thị trường nhập khẩu chính kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trường khác như: Achentina 91,6 triệu USD (tăng 87,97%); Trung Quốc 50,4 triệu USD (tăng 118,5%); Braxin 38,1 triệu USD (tăng 38,18%)… so với 3 tháng đầu năm 2012.

 

Đáng chú ý trong thời gian này tuy kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường Canada chỉ là 5,2 triệu USD, nhưng lại có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 1805,4% so với cùng kỳ năm trước.

 

Nhìn chung 3 tháng đầu năm 2012, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ các thị trường thị trường trên thế giới đều tăng trưởng, số thị trường giảm về kim ngạch chỉ chiếm 25% .

 

Thống kê thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi tháng 3, 3 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNNK T3/2013
KNNK 3T/2013
KNNK T3/2012
KNNK 3T/2012
% +/- KN so cùng kỳ
Tổng KN
353.416.927
712.493.190
156.329.819
462.767.786
53,96
Ấn độ
67.501.523
204.493.264
21.176.919
131.982.282
54,94
Hoa Kỳ
78.690.150
115.972.331
25.482.704
76.977.190
50,66
Achentina
52.652.753
91.690.639
35.910.558
48.780.209
87,97
Trung Quốc
14.954.431
50.412.975
7.553.223
23.072.827
118,50
Braxin
36.378.376
38.183.369
6.103.512
27.632.894
38,18
Italia
22.591.648
37.597.150
9.124.812
28.845.571
30,34
Thái Lan
14.777.284
28.354.544
5.117.783
12.918.913
119,48
Tiểu Vương quốc Ạâp Thống nhất
9.986.173
23.228.416
6.248.610
13.194.948
76,04

Indonesia

7.570.027
18.130.126
5.703.659
15.810.760
14,67
Đài Loan
6.308.844
12.436.910
3.501.444
6.955.843
78,80
Philipin
5.232.983
11.499.051
2.102.204
4.799.352
139,60
Malaixia
2.597.442
7.262.323
2.222.143
5.422.868
33,92
Hàn Quốc
2.921.484
6.721.161
2.314.190
5.437.088
23,62

Canada

4.527.288
5.215.729
92.648
273.734
1,805,40
Tây Ban Nha
1.926.615
4.838.358
1.085.406
3.128.366
54,66
Oxtrâylia
4.157.465
4.693.268
677.421
1.986.165
136,30
Pháp
1.818.174
4.377.725
2.231.110
5.446.799
-19,63
Xingapo
1.438.276
3.918.405
2.023.838
5.591.944
-29,93
HàLan
1.530.583
3.900.537
925.593
2.322.970
67,91
Chilê
 
1.383.471
371.392
1.135.203
21,87
Anh
167.748
1.372.033
785.245
1.647.397
-16,72
Bỉ
324.455
1.053.227
658.289
1.633.773
-35,53
Đức
310.875
940.052
399.489
820.339
14,59
Nhật Bản
215.826
650.564
261.278
564.406
15,27
Áo
21.210
400.305
583.903
1.081.783
-63,00
Mehico
66.600
277.688
 
1.553.505
-82,13
Nauy
33.948
66.188
30.299
432.383
-84,69
Niuzilan
 
 
51.000
102.224
-100,00

(Nguồn số liệu: TCHQ)

 

Thị trường:

Từ cuối quý 2-2012 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao khiến chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi leo thang, nhiều nông dân bị lỗ nặng khi giá gia súc, gia cầm không tăng.

 

Các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi là một mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất thực phẩm toàn cầu. Họ nhập khẩu hoặc thu gom các loại nông sản trong nội địa làm nguyên liệu đầu vào để chế biến thành thức ăn chăn nuôi, sau đó bán cho các hộ nông dân sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

 

Tháng 8 năm ngoái, một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong năm thập kỷ đã xảy ra ở vùng trung tây nước Mỹ, khu vực có diện tích trồng bắp, yến mạch lớn nhất thế giới. Sản lượng bắp của thế giới sụt giảm mạnh do hạn hán đã đẩy giá bắp tăng cao. Giá bắp từ mức 267 USD/giạ vào tháng 6 đã tăng lên tới gần 333 USD/giạ chỉ trong vòng một tháng (tăng gần 25%). Đến đầu năm nay, giá bắp giảm dần nhưng vẫn đứng ở mức cao.

 

Tương tự, giá đậu tương, một nguyên liệu chính yếu của các công ty sản xuất thức ăn cho cá tra, heo..., cũng tăng khoảng 48% suốt năm ngoái từ mức thấp nhất vào tháng 12-2011 lên mức cao nhất vào tháng 8-2012. Các loại nguyên liệu khác như lúa mì, bột cá dùng trong sản xuất thức ăn cho cá tra cũng tăng mạnh trong năm 2012.

 

Trước thực trạng thiếu nghiêm trọng nguyên liệu TĂCN như hiện nay, VFA đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch tự sản xuất nguyên liệu bằng cách: chuyển một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ngô phục vụ chăn nuôi; khuyến khích chế biến bột cá và các ngành hóa nghiên cứu tạo nguyên liệu mới như thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia, mùi, mầu, vị.

 

Về lâu dài, cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể vùng nguyên liệu TĂCN một cách đồng bộ với quy hoạch phát triển chăn nuôi bền vững và quy hoạch sản xuất TĂCN ổn định. Theo đó, Nhà nước và các tổ chức tín dụng cần có chính sách ưu đãi thích hợp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư tạo vùng nguyên liệu. Cùng với đó, cũng nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư kho tạm trữ nguyên liệu; khuyến khích sử dụng tiến bộ giống, kỹ thuật trong trồng, thu hoạch, sau thu hoạch đối với nguyên liệu sản xuất TĂCN. Tuy nhiên, nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Cần đẩy mạnh việc đầu tư hơn nữa trang thiết bị, nhà xưởng và cần phải liên kết với nhau tạo ra sức mạnh. Cần có sự thay đổi nhận thức về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh TĂCN trong việc chung tay phát triển ngành chăn nuôi, bảo vệ lợi ích và chia sẻ rủi ro với người chăn nuôi.

 

Được biết, ngày 27-4, tại Khu công nghiệp Phố Nối A (huyện Văn Lâm, Hưng Yên), Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy thức ăn chăn nuôi Hưng Yên mới. Nhà máy được xây dựng trên tổng diện tích 3ha, dây chuyền sản xuất và thiết bị công nghệ nhập khẩu từ các nước châu Âu, Mỹ, Pháp, được quản lý năng suất và chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 22000. Nhà máy có công suất 300.000 tấn sản phẩm/năm, tổng vốn đầu tư xây dựng 256 tỉ đồng. Hy vọng, thời gian tới thị trường thức ăn chăn nuôi cung sẽ đáp ứng đủ cầu.

 

Theo VINANET.

Trở lại      In      Số lần xem: 1674

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD