Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  27
 Số lượt truy cập :  32993897
Tuần tin khoa học 643 (15-21/07/2019)

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong ca6h trồng biến đổi gen xác định được những thay đổi đáng kể trong thành phần dinh dưỡng so sánh với dòng cây trồng nguyên thủy của chúng. Công trình khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry giới thiệu những kết quả  phân tích thóc, rơm rạ, cám của giống lúa giàu vitimain A (Golden Rice hoặc GR2E) so sánh với với giống lúa nguyên tủy của nó, dòng gần như đẳng gen, dòng đối chứng (PSBRc82) được trên ruộng qua hai vụ lúa tại Philippines giai đoạn 2015-2016 tại 4 địa điểm khác nhau.

Lúa Vàng có hàm lượng dinh dưỡng như nhau như lúa bản địa, ngoại trừ provitamin A

Phân tích thành phần dinh dưỡng trong ca6h trồng biến đổi gen xác định được những thay đổi đáng kể trong thành phần dinh dưỡng so sánh với dòng cây trồng nguyên thủy của chúng. Công trình khoa học được công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry giới thiệu những kết quả  phân tích thóc, rơm rạ, cám của giống lúa giàu vitimain A (Golden Rice hoặc GR2E) so sánh với với giống lúa nguyên tủy của nó, dòng gần như đẳng gen, dòng đối chứng (PSBRc82) được trên ruộng qua hai vụ lúa tại Philippines giai đoạn 2015-2016 tại 4 địa điểm khác nhau. Mẫu hạt được phân tích với những hàm lượng dinh dưỡng chủ chốt như chất xơ, đường, acid béo, amino acids, vitamins, khoáng, proximates, và các chất phản dinh dưỡng (anti-nutrients). Kết quả cho thấy giữa lúa Vàng và lúa truyền thống chỉ khác biệt duy nhất là hàm lượng của beta carotene (tiến chất vitamin A) và những carotenoids khác đóng vai trò provitamin trong hạt gạo. Thông số dinh dưỡng còn lại nằm trong khoảng biến thiên tự nhiên giống như lúa truyền thống có lịch sử an toàn cho người tiêu dùng. Hàm lượng trung bình của provitamin A trong hạt gạo Golden Rice biến thiên 89-113% tại Bangladesh và 57-99% tại Philippines xét theo đáp ứng nhu cầu vitamin A cho trẻ em trước khi tuổi đi học. Xem Journal of Agricultural and Food Chemistry.

Ủy Viên Châu Âu Vytenis Andriukaitis nói về khả năng của chỉnh sửa gen

Ủy Viên Châu Âu người Litva phụ trách nội dung Sức Khỏe và An toàn thức phẩm tên là Vytenis Andriukaitis (hình). Ông đã diễn thuyết về khả năng của kỹ thuật chỉnh sửa gen, trong một buổi nói chuyện về CRISPRcon, tại Wageningen, Hà Lan, ngày 20-21 tháng Sáu năm 2019. Hội thảo CRISPcon lần đầu tiên được tổ chức tại châu Âu, thu thập nhiều tiếng nói có chọn lọc nói về tương lai của kỹ thuật CRISPR và những công nghiệ liên quan đến chỉnh sửa gen thông qua hàng loạt ví dụ được ứng dụng trong nông nghiệp, y tế, bảo tồn tài nguyên và nội dung khác. Andriukaitis cho rằng: "kỹ thuật chọn giống mới mẽ này có thể giúp chúng ta giải quyết nhiều thách thức như an ninh lương thực, hay biến đổi khí hậu.” Ông trích dẫn ví dụ trường hợp lúa mì có hàm lượng gluten thấp, không phải giống chuyển gen, đã được phát triển nhờ công nghệ chỉnh sửa gen của Instituto de Agricultura Sostenible (Institute for Sustainable Agriculture) tại Tây Ban Nha và University of Minnesota, Hoa Kỳ; giống khoa tây không có triệu chứng “browning”, giảm acrylamide còn 60-70% khi nướng bánh, chiên hoặc làm bánh ở điều kiện nhiệt độ cao. Theo Ủy Viên châu Âu này, những kỹ thuật chỉnh sửa gen  có thể được áp dụng để cải tiến giống giống trồng khác sâu bệnh hại và stress phi sinh học, giúp cho sức khỏe, cải tiến phẩm chất, thức ăn, và dinh dưỡng. Xem chi tiết trong bài báo European Seed Association website.

Chỉnh sửa gen có thể được áp dụng để cải tiến tính kháng bệnh do virus và chịu lạnh của giống cây khoai tây

Cộng đồng của những nhà làm luật luôn hoài nghi về transgen trong sinh vật biến đổi di truyền (GMOs), tuy nhiên,  những kỹ thuật cải tiến giống hiện đại như hệ thống CRISPR vượt qua được giới hạn ấy trông qua sản phẩm không có transgene. Khoai tây là cây trồng làm lương thực qui mô toàn cầu, đáp ứng với như cầu tăng dân số của thế giới. Tuy vây, các giống khoa tây đang canh tác đều nhiễm bệnh do virus gây ra và có hiện tượng trở đường khi bị cạnh kích thích (cold-induced sweetening), mà sự chuyển đổi từ sucrose thành glucose và fructose diễn ra trong không bào (vacuole). Muốn giải quyết vấn đề này, người ta đề ra những chiến lược mới về cải tiến giống và kỹ thuật di truyền cho cây khoai tây. Gen/Yếu tố làm cây khoai tây trở thành giống dễ bị tổn thương, i.e. những yếu tố khởi thủy trong dịch mã của sinh vật eukaryote giúp cho virus xâm nhiễm vào giống khoai tây và men invertase trong không bào; đó là mục tiêu để chỉnh sửa trong kỹ thuật cải tiến giống. Một trong những kỹ thuật cải tiến, đó là công nghệ CRISPR, nó có thể làm giảm giá thành sản xuất khoai tây. Người ta ghi nhận kết quả thành công và có hành lang pháp lý cho phép bởi vì nó là cây không có transgene. Xem GM Crops & Food.

Chỉnh sửa DNA của ty thể bộ cây trồng

 Các nhà khoa học thuộc Đại Học Tokyo có thể chỉnh sửa phân tử DNA của hệ gen ty thể bộ cây trồng lần đầu tiên công bố. Họ đã thu hút được sự chú ý vào hiện tượng bất dục đực tế bào chất (cytoplasmic male sterility: CMS) của thực vật, sự bất thụ đục rất hiếm do gen của ty thể bộ. CMS được thao tác thành công nhờ những gen của ty thể bộ. Họ đã sử dụng đối tượng nghiên cứu là cây lúa và cây canola (rapeseed), Họ tiến hành áp dụng kỹ thuật có thuật ngữ là mitoTALENs, hoặc mitochondria localization signals transcription activator-like effector nucleases. Kỹ thuật này trước đây được áp dụng để chỉnh sửa hệ gen ty thể bộ của tế bào động vật. Nói chung, kỹ thuật này sử dụng protein đơn để định vị hệ gen ty thể bộ, rối cắt phân tử DNA tại gen mong muốn thao tác nhằm xóa bỏ gen ấy. Nhờ xóa gen CMS, cây trở nên hữu thụ lại. Các nhà khoa học Nhật Bản lập lại những thí nghiệm một cách "more polite," ghi nhận làm thế nào cây cong mình vì sức nặng của những hạt có khối lượng lớn. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy trình tự DNA dây kép bị đứt gãy do mitoTALENs kích thích, đã được sửa lỗi bởi sự kiện  “homologous recombination” (tái tổ hợp mang tính chất đồng hợp tử). Điều này chứng tỏ rằng gen đích và trình tự DNA xung quanh nó đã bị xóa, rằng mitoTALENs có thể được sử dụng để cải biên hệ gen ty thể bộ một cách ổn định và di truyền được trong cây. Đây là lần đầu tiên người ta thực hiện chỉnh sửa DNA trong ty thể bộ thành công. Ty thể bộ được xem như ngôi nhà năng lượng của tế bào. Cây lấy năng lượng từ ty thể bộ. Không có ty thể bộ, không có đời sống. Hiện nay, đa dạng di truyền của ty thể bộ cây trồng rất thiếu, đây là điểm yếu của sản xuất lương thực trên thế giới. Kết quả nghiên cứu này rất quan trọng trong bước đầu tiên  nghiên cứu về ty thể bộ phục vụ cho chiến lược an toàn lương thực. Xem Nature.

Sử dụng virus trong chỉnh sửa hệ gen của bắp và lúa mì

 

Các nhà khoa học thuộc China Agricultural University đã tiến hành thao tác công nghệ di truyền trong hệ thống “Guide RNA” trên cơ sở virus gây bệnh sọc khảm lúa mạch (barley stripe mosaic virus (BSMV)-based guide RNA delivery system) [hình] phục vụ cho đột biến có chủ đích trong cây lúa mì và cây bắp. Công trình được công bố trên tạp chí Molecular Plant Pathology. “BSMV‐based delivery of single gRNAs” đối với đột biến có chủ đích bằng hệ thống CRISPR-Cas9 lần đầu tiên được áp dụng trên cây Nicotiana benthamiana, một loài thực vật rất giống với cây thuốc lá. Từ đó, người ta có kế hoạch thực hiện trên những loài cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, cây bắp và cây lúa mì với gen “Cas9 nuclease” và chọn lọc gen TaGASR7 trên lúa mì, gen ZmTMS5 trên cây bắp như những gen đích để đánh giá tính khả thi và tính hiệu qua của đột biến trên cơ sở BSMV. Kết quả đột biến có chủ đích rất thành công trên cây lúa mì và cây bắp với mức hiệu là 78% trên lúa mì và 48% trên cây bắp. Xem Molecular Plant Pathology.

Nhà di truyền Nhật Bản  ủng hộ chính sách mới về chỉnh sửa hệ gen

“Kyoto University School of Public Health” và cộng tác viên đã tực hiện một đợt điều tra về thái độ của các nhà di truyền học về chỉnh sửa hệ gen trong ứng dụng y khoa. Kết quả được công bố trên tạp chí Nature's Journal of Human Genetics. Chính sửa hệ gen (genome editing) là một công nghệ mới có nhiều ứng dụng đầy tiềm năng . Ví dụ, CRISPR-Cas9 có khả năng ứng dụng ngăn ngừa bệnh do di truyền truyền từ thế hệ trước sang thế hệ sau. Tìm hiểu thái độ của các nhà khoa học thuộc lĩnh vự di truyền học về công nghệ mới như vậy là cần thiết trong chuẩn bị các văn kiện pháp lý. Các nhà di truyền bệnh học và các nhà làm luật có liên quan đến di truyền từ khắp nơi trên đất nước Nhật Bản được phỏng vấn  để trả lời các mẫu cây hỏi về thái độ của họ đối với công chệ chỉnh sửa gen. Kết quả rất khác biệt giữa hai nhóm xét theo sự ghi nhận của họ về công nghệ và ấn tượng của họ về những khó khăn và chi phí. Cả hai nhóm đều bày tỏ sự lo lắng về việc sử dụng sai (misuse) của công nghệ này và chưa có đủ thông tin cũng như văn kiện luật pháp. Các chính sách và luật lệ rất cần thiết, theo thái độ của những chuyên gia hàng đầu về khoa học và đại chúng. Xem Journal of Human Genetics.

THÔNG BÁO

Đại hội lần thứ 6 về genomics thực vật và chỉnh sửa gen: châu á

 

 Đại hội lấn thứ Sáu về Genomics thực vật và chỉnh sửa gen châu Á (6th Plant Genomics and Gene Editing Congress: Asia) được tổ chức vào ngày 29-30 tháng Bảy năm 2019, tại Grand Millennium Hotel Kuala Lumpur, Malaysia. Xem chi tiết

 

Trở lại      In      Số lần xem: 489

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD