Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  33260539
Vấn đề năng suất đối với cây tiêu ghép

 

Ghép cây tiêu trồng (Piper nigrum) trên gốc ghép tiêu dại (Piper colubrinum) là kỹ thuật đã được chấp nhận rộng rãi nhằm quản lý bệnh nguy hiểm Phytophthora sp. Đánh giá ảnh hưởng của giống và mùa vụ trên sự sống sót của cây ghép, một nghiên cứu đầu tiên tiến hành năm 2000 ở Ấn Đô, trong đó, dây lươn của 8 giống tiêu P. nigrum được ghép trên gốc ghép tiêu dại P. colubrinum. Kết quả cho thấy bất kể về giống, thì tháng 2 và 3 là thời kỳ tốt nhất cho việc ghép tiêu. (Vanaja, T. và ctv, 2007).

TS. Nguyễn Công Thành, Phòng NC Cây công nghiệp, IAS

 

Ghép cây tiêu trồng (Piper nigrum) trên gốc ghép tiêu dại (Piper colubrinum) là kỹ thuật đã được chấp nhận rộng rãi nhằm quản lý bệnh nguy hiểm Phytophthora sp. Đánh giá ảnh hưởng của giống và mùa vụ trên sự sống sót của cây ghép, một nghiên cứu đầu tiên tiến hành năm 2000 ở Ấn Đô, trong đó, dây lươn của 8 giống tiêu P. nigrum được ghép trên gốc ghép tiêu dại P. colubrinum. Kết quả cho thấy bất kể về giống, thì tháng 2 và 3 là thời kỳ tốt nhất cho việc ghép tiêu. (Vanaja, T. và ctv, 2007).

 

Vấn đề còn băn khoan nhất là biện pháp canh tác làm sao cho cây tiêu ghép sống lâu dài và cho năng suất chấp nhận được để sản xuất đạt hiệu quả cao. Chúng ta thử tìm hiểu qua những thông tin đáng tin cậy nhất sau đây:

 

Theo Trạm Nghiên cứu Cây Gia vị thuộc Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ ở Peruvannamuzhi, Calicut đã báo cáo rằng cây tiêu ghép có thể tồn tại chín năm với việc tưới nước đầy đủ, chứng tỏ vấn đề tưới nước là quan trọng cho việc sống sót. Họ cũng cho biết cây tiêu ghép có thể cho năng suất qua nhiều năm nếu được chăm sóc tốt. (P. A. Mathew, và K. V. Peter, Thehindu.com, 2002).

 

Với tựa đề nông dân vùng Kalpette, (Kerala, Ấn Độ) tìm ra giải pháp chống bệnh chết nhanh cây tiêu, tác giả E. M. Manoj trên báo Thehindu online ngày 23/11/2013 cho rằng đôi khi, bằng trực giác nông dân tìm ra những giải pháp từ đồng ruộng còn nhanh hơn các nhà khoa học. Lấy trường hợp của bệnh chết nhanh và chết chậm cây hồ tiêu làm ví dụ. Báo này dẫn chứng khi đi thăm vườn tiêu của một nông dân có tên là Mattil Alavi. Vườn tiêu của ông rất khỏe mạnh và xanh tốt. Ông ta đang áp dụng một kỹ thuật ghép trên cây tiêu bụi và tiêu dây trong mãnh đất nhỏ bé của ông ta trong suốt 11 năm qua. Ông Alavi đã được công nhận là nông dân giỏi vì đã tiêu chuẩn hóa một kỹ thuật rất sáng tạo và truyền bá kỹ thuật đó đến với nông dân trong vùng. Khi cây tiêu chết héo hàng loạt trong vùng do bệnh chết nhanh, một người bạn của ông Alavi bảo ông về cây tiêu dại Piper colubrinum có thể kháng bệnh chết nhanh và chết chậm. Từ đó, ông bắt đầu sử dụng cây này làm gốc ghép để ghép với dây tiêu trồng.

 

Thành công từ việc ghép cà chua và cà tím trên gốc ghép là giống cà gai hoa tím có tên khoa học là Solanum indium đã giúp cho ông Alavi phát triển kỹ thuật này trên cây tiêu. Cây tiêu ghép có thể trồng trên nhiều loại đất, thậm chí trên vùng đất ngập nước. Cây chống được bệnh từ đất như chết nhanh, chết chậm, phát triển khỏe mạnh và cho năng xuất khá. (Thehindu.com, 23/11/2013). Bài báo viết tiếp, cây tiêu bụi thích hợp trồng trong chậu, sản xuất “vàng đen” quanh năm. Cây 4 năm tuổi có thể cho năng suất 4kg một năm. Theo ông, tiêu ghép thành công 100% trong trường hợp cây tiêu bụi. Từ đó, ông Alavi đã truyền bá kỹ thuật này cho hàng trăm nông dân, học sinh và các nhà quản lý nông nghiệp đến thăm vườn tiêu của ông và ông đã biếu cho họ cây con tiêu dại Piper colubrinum về nhà tự ghép.

 

 

Trường hợp nông dân khác có tên là Puthiyottuparambil Saju Roshan, 37 tuổi, đã sản xuất tiêu bụi ghép thành công lớn thu hút sự chú ý của nhiều khách hàng. Ông cho rằng, ông đã bắt đầu chuẩn bị kỹ thuật sản xuất cây tiêu bụi cách đây khoảng 10 năm với sự giúp đỡ của gia đình. Trong giai đoạn đầu, ông sử dụng cành ác của cây tiêu, đặc biệt là giống tiêu ‘Karimunda’ làm tiêu bụi. Sau đó, ông ghép cành tiêu này với giống tiêu của Brazil (Brazilian pepper) được cho là kháng bệnh. Lúc đó nhiều nông dân e ngại sẽ không có kết quả, nhưng ông nói với họ không phải bận tâm về vấn đề này. Nhưng hiện nay, hầu hết vườn ươm trong vùng đã dựa vào ông vì cho rằng mua cây tiêu bụi của các trang trại khác không có chất lượng bằng cây từ ông Roshan. Ông Roshan căn dặn họ khi trồng nên tránh ánh sáng trực tiếp. Theo ông Roshan, người ở thành phố có thể trồng tiêu bụi trong điều kiện không gian có giới hạn như hiên nhà, thềm, nhà bếp, ban công…đều có thể trồng cây tiêu bụi ghép như của ông để sinh lời, trang trí hoặc cải thiện bửa ăn.

 

Ông Roshan cho rằng, trước đây mọi người không sẵn sàng để thử nghiệm trồng tiêu bụi vì chỉ phổ biến việc trồng tiêu cần cây trụ chống đỡ. Nhưng hiện nay kiểu trồng tiêu bụi trong chậu lan nhanh trong nông dân toàn huyện do ông cung cấp cây giống. Ông cho biết, nhiều khách hàng của ông đã có năng suất không dưới 3 kg mỗi năm (1 bụi). Theo ông, trồng tiêu bụi rất dễ dàng vì nó không đòi hỏi nhiều phân bón và tưới nhiều nước. Kỹ thuật áp dụng là sử dụng cành ác của cây tiêu một năm tuổi khỏe mạnh có từ 2 đến 4 lá, chọn từ những cây tiêu cho năng suất cao được sử dụng để trồng tiêu bụi. Trong đó, các giống tiêu Karimunda và Panniyur là nhũng giống tốt. Rễ cây tiêu bụi phát triển sau 3 đến 6 tháng trồng. Sau đó chúng có thể chuyển sang trồng trong chậu đất. (Aswathi Krishna, www.newindianexpress.com, 2014).

 

Giống tiêu ghép năng suất cao độc nhất với nhiều gié trên một bông

 

Trong một bài báo khác của Thehindu.com, 2013, cho rằng, trong tháng Ba năm 2013, ông T.T. Thomas, một nông dân bình thường, sống trong một làng nhỏ, nhưng có óc sáng tạo. Ông đã tạo nên giống tiêu “Pepper Thekken” được nhận giải thưởng của Tổng thống Ấn Độ tại thủ đô New Delhi với danh nghĩa người nông dân sáng tạo. 

 

Giống tiêu do ông Thomas tạo ra là giống tiêu có năng suất cao — là kết quả gần 25 năm lao động sau khi khám phá một giống tiêu rừng trong vùng. ‘Pepper Thekken’, không giống các giống thông thường, đã cho năng suất trong chỉ một chùm quả có hơn 1000 hạt (xem hình 2 và 3). Nét đặc biệt của giống này là cho nhiều gié trong chỉ một chùm/bông (spike) trong khi các giống khác chỉ có bông mà ít gié. 

 

Trở lại      In      Số lần xem: 8029

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD