Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33248800
Vì sao gà hay ăn quá nhiều?

Các nhà khoa học đã xác định được cấu tạo di truyền của một con gà có thể ảnh hưởng ra sao đến các tín hiệu được gửi đi từ dạ dày đến não, để cho gà biết khi nào nó đã ăn đủ. Các nông dân nuôi gia cầm thường hạn chế thức ăn cho gà bởi vì một số loài không nhạy cảm với cảm giác no và có thể ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng.

Ngành gia cầm có thể cải thiện từ một phát hiện về cách gà điều chỉnh sự thèm ăn ra sao.

 

hens.jpg

 

Các nhà khoa học đã xác định được cấu tạo di truyền của một con gà có thể ảnh hưởng ra sao đến các tín hiệu được gửi đi từ dạ dày đến não, để cho gà biết khi nào nó đã ăn đủ.

 

Không cảm nhận được cảm giác no

 

Các nông dân nuôi gia cầm thường hạn chế thức ăn cho gà bởi vì một số loài không nhạy cảm với cảm giác no và có thể ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng.

 

Nghiên cứu này có thể giúp dễ dàng hơn khi phát triển các phương pháp phát triển các chế độ ăn sao cho giảm sự tăng trưởng quá mức một cách tự nhiên hơn ở gà.

 

Di truyền khác biệt

 

Các nhà nghiên cứu cho biết, sự khác biệt về di truyền – là yếu tố ảnh hưởng đến thời gian gà nhận ra rằng mình đã ăn đủ - có thể xuất phát từ hàng ngàn năm trước đây, khi gà lần đầu tiên được thuần hoá và được nuôi để tăng kích thước.

 

Vai trò của protein

 

Các nhà nghiên cứu tập trung vào một loại protein gọi là cholecystokinin.

 

Protein này có vai trò quan trọng trong việc gửi tín hiệu về tình trạng no từ ruột đến não.

 

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một số loài gà nhận diện ra protein này tốt hơn, khiến cho chúng hiệu quả hơn trong việc kích hoạt tín hiệu về cảm giác no.

 

 Nghiên cứu

 

Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Sinh lý học, Nội tiết và Chuyển hóa Mỹ, được tài trợ bởi Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sinh học và Công nghệ Sinh học.

 

Nghiên cứu thực hiện lai giống một giống gà sản xuất thịt phát triển nhanh với một giống gà phát triển khá chậm.

 

 Các nhà nghiên cứu xem xét cách protein được xử lý ra sao trong cả hai loại gà này và trong giống lai mới.

 

Kết quả cho thấy, khi mức độ của protein này giảm sút – protein nhận diện tín hiệu no – thì trọng lượng cơ thể tự nhiên của gà cũng bị ảnh hưởng.

 

Thay đổi cảm giác thèm ăn

 

Phát hiện của họ ủng hộ lý thuyết cho rằng, khi gia cầm được thuần hóa hàng ngàn năm trước và được nuôi với mục đích tăng kích thước, thì mức độ thèm ăn của chúng đã thay đổi.

 

Nghiên cứu này còn có thể giúp khuyến khích việc nghiên cứu về sự điều chỉnh thèm ăn ở các loài động vật khác.

 

Xem thêm tại http://www.ed.ac.uk/news/2013/chickens-260313

 

Thanh Vân - Dostdongnai, Theo Eurekalert.

Trở lại      In      Số lần xem: 1871

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD