Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33254583
Việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu qua thực phẩm, không khí và nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Granada đã cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp giữa việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu (các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy CPOs) trong không khí, thực phẩm và nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn, bất kể giới tính, tuổi và trọng lượng cơ thể. Những chất này có xu hướng tập trung trong mỡ cơ thể, và đây có thể là một trong những lý do lý do tại sao những người béo phì có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường, do cơ thể càng có nhiều chất béo, nồng độ COP trong cơ thể càng cao.

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Granada đã cho thấy có một mối quan hệ trực tiếp giữa việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu (các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy CPOs) trong không khí, thực phẩm và nước làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người lớn, bất kể giới tính, tuổi và trọng lượng cơ thể. Những chất này có xu hướng tập trung trong mỡ cơ thể, và đây có thể là một trong những lý do lý do tại sao những người béo phì có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường, do cơ thể càng có nhiều chất béo, nồng độ COP trong cơ thể càng cao.

 

Trong một bài báo mới được đăng trên tạp chí Nghiên cứu môi trường, các nhà nghiên cứu chứng minh rằng những người có nồng độ cao chất DDE - chất chuyển hóa chính trong thuốc trừ sâu DDT thì khả năng phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp bốn lần so với những người khác . Ngoài ra, nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có liên quan đến việc tiếp xúc với β-HCH (beta-Hexachlorocyclohexane) trong công thức của thuốc trừ sâu Lindano.

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã phân tích nồng độ COP trong mô mỡ của 386 người trưởng thành với sự hỗ trợ của bệnh viện San Cecilio, Granada, và bệnh viện Santa Ana, Motril, Tây Ban Nha. Theo nhà nghiên cứu Juan Pedro Arrebola, mô mỡ của con người (thường được gọi là chất béo) đóng vai trò như một hồ chứa năng lượng và có một chức năng quan trọng là trao đổi chất.
 
Tuy nhiên, mô mỡ có thể lưu trữ các chất có hại, chẳng hạn như các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững (COPs). COPs là một nhóm hóa chất với các đặc điểm đa dạng có mặt trong thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp và vật liệu xây dựng. Các hợp chất này xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thực phẩm, không khí hoặc da.
 
Theo giáo sư Arrebola, cơ chế hoạt động mà COPs làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vẫn còn chưa biết rõ. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã cho rằng COPs có thể gây ra một đáp ứng miễn dịch khi các chất này thâm nhập vào các thụ thể estrogen ở các mô liên quan với sự trao đổi chất của các loại đường.

Số ca mắc bệnh tiểu đường trên thế giới đã tăng đáng kể trong những thập kỷ qua. Người ta ước tính rằng vào năm 2030, 4,4% dân số thế giới sẽ mắc bệnh rối loạn chuyển hoá này.
 
NMT - Mard, theo phys.org.

 

Trở lại      In      Số lần xem: 1348

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD