Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  32
 Số lượt truy cập :  33260585
Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với lượng nước tưới ít hơn

Theo dự báo, đến năm 2020 lượng cà phê thiếu hụt trên toàn cầu sẽ tương đương 1,5 lần sản lượng cà phê hiện nay của Việt Nam-quốc gia sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới. Trong khi việc sản xuất cà phê đang gặp khó khăn do tình trạng khan hiếm nước và càng trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu thì nước tưới là yếu tố quyết định cho sản lượng cà phê Việt Nam.

Người tổng hợp: Phạm Mỹ Liên

Phòng NC. Cây công nghiệp

 

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR-3kcz62H9scILE0cqizipiC5ci-G3eUoz6HGaIP780C-Sh5WXgghttp://phanbonhalan.vn/wp-content/uploads/2013/10/ca-phe-trung-mua.jpg

 

Theo dự báo, đến năm 2020 lượng cà phê thiếu hụt trên toàn cầu sẽ tương đương 1,5 lần sản lượng cà phê hiện nay của Việt Nam-quốc gia sản xuất cà phê vối lớn nhất thế giới. Trong khi việc sản xuất cà phê đang gặp khó khăn do tình trạng khan hiếm nước và càng trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu thì nước tưới là yếu tố quyết định cho sản lượng cà phê Việt Nam.

 

Thiếu hụt nguồn cung cà phê toàn cầu

 

Nhu cầu cà phê thế giới đang gia tăng. Đến năm 2020, toàn thế giới sẽ cần thêm 20-30 triệu bao cà phê (bao 60kg), tương đương với 15% sản lượng cà phê hiện tại của toàn cầu. Việt Nam là nước sản xuất cà phê Robusta hàng đầu thế giới và cà phê cũng là cây trồng đem lại doanh thu xuất khẩu lớn thứ hai, hỗ trợ cho sinh kế của hơn 2 triệu người dân vùng nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2012 đạt ngưỡng 27,8 triệu bao, đem lại 3,74 tỷ USD tương đương 3% vào tổng sản phẩm quốc nội.

 

Tưới nước quá mức gây nguy hại đến nguồn nước

 

Tại Đắk Lắk-tỉnh đóng góp khoảng 40% sản lượng cà phê của Việt Nam, để việc canh tác cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cho đời sống của người dân địa phương thì việc tưới tiêu trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là cực kỳ cần thiết. Trước đây nông dân thường tưới nhiều gấp đôi lượng nước được bộ NN & PTNT khuyến cáo vào năm 2012. Tuy nhiên, các thử nghiệm thực tế trong những điều kiện thích hợp đã cho thấy tưới nước ít hơn 40% so với lượng nước được khuyến cáo sẽ không làm giảm năng suất cà phê (Dhaeze, 2004). Chi phí tưới nước bao gồm nhân công, nhiên liệu và thiết bị, chiếm khoảng 15-20% tổng chi phí sản xuất cà phê. Theo ước tính, khoảng 57% tổng lượng nước tưới được lấy từ nước ngầm (Cheesman và Bennett, 2005) và 95% lượng nước này được dùng để tưới cà phê. Do đó, tỉnh Đắk Lắk đang đối mặt với vấn đề cạn kiệt nước ngầm trầm trọng trong những năm khô hạn vì lượng nước tưới hiện tại đang tiêu thụ 71% toàn bộ nguồn nước tại đây.

 

http://nhanong.com.vn/imagelead/archive/images/content/25%2822%29.jpg

 

Biến đổi khí hậu ở Việt Nam có ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê thế giới?

 

Biến đổi khí hậu có thể làm cho tình trạng khan hiếm nước trở nên trầm trọng hơn vì các dự báo cho thấy mùa khô ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam sẽ có thể bắt đầu sớm và kéo dài, như trong mùa khô năm 2012-2013. Chính vì vậy, sản lượng cà phê của Việt Nam có thể sẽ bị sụt giảm (Haggar và Schepp, 2011).

 

Những tác động này cũng có thể ảnh hưởng đến ngành cà phê toàn cầu do sự gián đoạn và biến động nguồn cung và tiếp theo đó có thể tác động đến giá cà phê thế giới, thu nhập của nông dân, phát triển kinh tế nông thôn, cán cân thương mại và tình hình tiêu thụ cà phê toàn cầu.

 

Ức chế về nước làm tăng năng suất cà phê

 

Tính theo phương pháp của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO, 2012), tổng lượng nước cần thiết cho sản xuất cà phê hàng năm là 1.388 mm, trong đó trong các tháng mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 cần 529 mm nước. Tuy nhiên, lượng nước mưa trong giai đọan này chỉ đạt 113 mm (21%).

 

Khác với ước tính của FAO, phân tích số liệu ghi chép nhiều năm từ 2005-2009 của các nông hộ tại tỉnh Đắk Lăk cho thấy trong một năm có lượng mưa trung bình, để đạt mức năng suất tối đa là 6.000 kg cà phê nhân/ha với mật độ 1.100 cây/ha, tổng lượng nước cung cấp cho cây từ tháng 1 đến tháng 4 phải đạt tối đa khoảng 460 mm (113 mm nước mưa và 347 mm nước tưới, tương đương với lượng nước tưới 1.050 lít/cây/lần tưới x 3 lần). Cùng với các nghiên cứu khác (Carr, 2001), nghiên cứu này xác định cần phải tạo một mức độ ức chế về nước nhất định để kích thích cây ra hoa và đậu quả.

 

Tuy nhiên, tưới nước nhiều như vậy không đem lại hiệu quả kinh tế vì lợi nhuận biên tế ròng (tổng thu nhập biên tế trừ chi phí sản xuất biên tế) sẽ âm nếu lượng nước cung cấp cho cây từ tháng 1 đến tháng 4 vượt quá 400 mm (113 mm nước mưa và 287 mm nước tưới, tương đương với 870 lít/cây/lần tưới x 3 lần).

 

Lịch tưới nước tối ưu

 

Các số liệu ghi chép của nông hộ từ 2005 đến 2009 cũng cho thấy, thậm chí mức độ ức chế về nước cao hơn vẫn đem lại hiệu quả vì khoảng 11-12% số nông dân đạt năng suất 3.000 kg/ha và 3-5 % số nông dân đạt năng suất 4.000 kg/ha khi tưới ít hơn các mức độ tưới nêu trên khá nhiều. Để phá vỡ giới hạn năng suất 4.000 kg/ha, cần phải có lịch tưới nước tối ưu. Thí dụ như, với lượng mưa trung bình trong tháng 11 và 12 năm trước, chỉ cần khoảng 150 mm nước tưới trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 là đủ (455 lít/cây/ lần tưới x 3 lần). Nếu các tháng 11-12 có lượng mưa lớn, chỉ cần 80-120 mm nước tưới là đủ (khoảng 300 lít/cây/ lần tưới x 3 lần).

 

Báo động với phương pháp tưới hiện nay

 

Tuy nhiên, hơn 50% nông dân tưới nhiều nước hơn lượng nước tối ưu nói trên và năng suất thu được lại thấp hơn. Năng suất cà phê trung bình tại Đăk Lăk là 2.400 kg/ha. Điều tra nông hộ 2012 cho thấy để đạt mức năng suất này trong điều kiện lượng mưa trung bình, những nông dân được tập huấn đã áp dụng 155mm nước tưới (khoảng 470 lít/cây/ lần tưới x 3 lần) trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4. Ngược lại, những nông dân chưa được tập huấn về phương pháp trồng trọt bền vững đã áp dụng lượng nước tưới nhiều hơn đáng kể, có thể lên đến 1.391 lít/cây/lần tưới. Do đó, còn nhiều khả năng để những nông dân này đạt năng suất cao hơn nếu có lịch tưới nước hướng đến mục tiêu rõ ràng trong việc tạo ra ức chế về nước lớn hơn cho cây cà phê.

 

Tiết kiệm 30% nước

 

Nghiên cứu này một lần nữa khẳng địng có thể giảm lượng nước tưới từ nước ngầm mà không gây ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng cà phê bằng cách lập lịch tưới nước hiệu quả hơn trong các tháng mùa khô kết hợp với các biện pháp canh tác tiến bộ khác.

 

Việc trình bày các kết quả nghiên cứu về lượng nước dùng để sản xuất ra 1kg cà phê nhân còn gọi là lượng nước tiêu hao trong sản xuất hoặc dấu chân nước (warter foot-print –Hoekstra, 2011) cho phép so sánh việc dùng nước trong các vùng trồng cà phê khác nhau cũng như với các sản phẩm nông nghiệp khác.

 

Tổng lượng nước dùng trong sản xuất cà phê Robusta của tỉnh Đăk Lăk trong điều kiện phổ biến hiện nay là 5.524 lít/kg cà phê nhân cho năng suất trung bình 2.400 kg/ha, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới 21.000 lít/kg).

 

Tuy nhiên, nếu nhu cầu cà phê tăng cao trong điều kiện khí hậu khan hiếm nguồn nước. Việt Nam sẽ có cơ hội nhưng đồng thời phải đương đầu với thách thức là làm cách nào để giảm đáng kể lượng nước dùng trong sản xuất xuống còn 3.815 lít nước/kg cà phê nhân trong khi tăng năng suất lên 4.000 kg cà phê/ha. Như vậy, sẽ giảm lượng nước xuất khẩu của quốc gia hàm chứa trong cà phê và sẽ tiết kiệm nước đến 30%.

 

Tài liệu tham khảo

 

Carr, M.K.V., 2001, Các mối quan hệ về nước và nhu cầu tưới đối với cây cà phê, Nông nghiệp thử nghiệm, 37, 1-36.

 

Cheesman,J. và Bennett, 2005. Tài nguyên thiên nhiên, các tập quán và đời sống tại tỉnh Đắc Lắc, Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu số 1: Quản lý đánh giá nước ngầm ở khu vực Tây nguyên Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Úc (ACIAR) – Dự án: ADP/2002/-15.

 

D’haeze, D., 2004. Kế hoạch quản lý nước và sử dụng đất ở khu vực Tây Nguyên Việt Nam – Trường hợp của cây cà phê vối ở tỉnh Đắc Lắc. Luận văn Tiến sĩ, Đại học Leuven, Bỉ.

 

Haggar, J. và Schepp, K., 2011. Nghiên cứu Cà phê và biến đổi khí hậu: Tác động của biến đổi khí hậu tại bốn quốc gia thí điểm, Sáng kiến cà phê và khí hậu, Công ty E.D.E Consulting, Hamburg, Đức.

 

Hoekstra, A.Y., A.K. Chapagain, NM.M., Aldaya va M.M. Mekonnen, 2011. Cẩm nang đánh giá lượng nước dùng trong sản xuất- Thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, London and Washington, DC: Earthscan.

 

Nguồn tài liệu từ hội thảo “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với lượng nước ít hơn” được tổ chức ngày 10/10/2013 tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên.

Trở lại      In      Số lần xem: 2509

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD