Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33258724
Việt Nam phấn đấu thành trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới

Để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Châu Âu, cần áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất. Ngày 19/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn nông nghiệp bền vững Việt Nam châu Âu với chủ đề “Nông nghiệp 4.0: Chìa khóa tiếp cận thị trường châu Âu”.

Để sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Châu Âu, cần áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất.

 

Ngày 19/9, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Diễn đàn nông nghiệp bền vững Việt Nam châu Âu với chủ đề “Nông nghiệp 4.0: Chìa khóa tiếp cận thị trường châu Âu”.

 

viet nam phan dau thanh trung tam chuyen sau ve nong san the gioi hinh 1
Diễn đàn nông nghiệp bền vững Việt Nam châu Âu với chủ đề “Nông nghiệp 4.0: Chìa khóa tiếp cận thị trường châu Âu”.

 

Phát biểu khai mạc, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã phát triển vượt bậc với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành lên tới 40 tỷ USD. 

 

Với lợi thế điều kiện tự nhiên ổn định, Việt Nam đang  từng bước khẳng định vị thế cạnh tranh trên thị trường nông - lâm - thủy sản, tốc độ tăng trưởng GDP tăng đều qua các năm. Riêng năm 2018  đã tăng 3,76%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 7 năm gần đây. 

 

Bằng sự nỗ lực không ngừng, đến nay, nông sản của Việt Nam đã có mặt trên 190 thị trường trên thế giới, trong đó nhiều thị trường có giá trị cao như: Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc. Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới.

 

Đạt được kết quả này, không chỉ có nỗ lực của nông dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư mà còn có sự quan tâm, đóng góp của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp của các nước đối tác.

 

Mặc dù Hiệp định EVFTA đã được ký kết và sớm có hiệu lực thực thi, nhưng các nước thành viên trong khu vực Liên minh châu Âu vẫn đang tiếp tục xem xét những điều khoản và cam kết của hiệp định này. Đây vừa là cơ hội song cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi cần nỗ lực hơn để tận dụng được các cơ hội và khỏa lấp được những rào cản, thách thức đang có, sẽ có và làm sao duy trì được tốc độ tăng trưởng hay thúc đẩy mạnh mẽ kim ngạch xuất khẩu.

 

Các doanh nghiệp cần ghi nhớ, chất lượng hàng hóa, thông lệ quốc tế cũng như những điều khoản khác trong hiệp định mà Việt Nam đã cam kết là chìa khóa quan trọng để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra.

 

Ông Phòng mong rằng, nông nghiệp Việt Nam sẽ vượt khó thành công, đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định mà Việt Nam đã cam kết và có thể tận dụng được nhiều lợi thế để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu và phát triển theo hướng mạnh mẽ.

 

viet nam phan dau thanh trung tam chuyen sau ve nong san the gioi hinh 2
Đại biểu tham dự Diễn đàn tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm.

 

Chủ tịch EuroCham, ông Nicolas Audier cho hay, ngành nông nghiệp sẽ là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ EVFTA, vì việc giảm thuế sẽ làm tăng nhu cầu và thúc đẩy xuất khẩu sang thị tường tiêu dùng lớn, chi tiêu cao của châu Âu. Tuy nhiên, EU có tiêu chuẩn rất cao về nhập khẩu thực phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp châu Âu và các nhà sản xuất Việt Nam cần kết hợp với nhau, học hỏi lẫn nhau để phát triển một ngành nông nghiệp hàng đầu thế giới tại Việt Nam với các sản phẩm an toàn, được chứng nhận là điều cần thiết.

 

Còn ông Richard De Boer, Tổng giám đốc Control Union khẳng định: “Vì sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam đi đôi với những cơ hội thương mại mới, do đó, sự rõ ràng trong các quy định hoặc thông tin cập nhật ở mỗi thị trường là cần thiết. EVFTA tạo cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành nhông nghiệp hiểu rõ các tiêu chuẩn và yêu cầu áp dụng để đảm bảo an toàn và chất lượng trong toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường EU”.  

 

Để nền nông nghiệp của Việt Nam phát triển mạnh và sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có thể “đặt chân” vào thị trường EU, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh yêu cầu cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo để tăng năng suất chất lượng hiệu quả và năng lực cạnh tranh; cải thiện, nâng cao đời sống người  nông dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu chiến lược của ngành nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh hiện đại. 

 

viet nam phan dau thanh trung tam chuyen sau ve nong san the gioi hinh 3
Nông sản Việt Nam được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh minh họa)

 

Phấn đấu đến năm 2030, nông nghiệp Việt Nam đứng trong top 15 nước phát triển nhất thế giới, trong đó ngành kinh tế nông sản đứng top 10 nước hàng đầu thế giới. Đặc biệt, Việt Nam phải phấn đấu là trung tâm chuyên sâu về nông sản thế giới. 

 

“Năm 2030, phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản xuất nông lâm thủy sản đạt khoảng 5%/năm; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 6%/năm. Cũng trong năm này, có từ 80.000 -100.000 doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả. Có từ 3.000 - 4.000 doanh nghiệp có quy mô lớn và từ 6.000 – 8.000 doanh nghiệp có quy mô vừa”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh./.

 

Chung Thủy - VOV.

Trở lại      In      Số lần xem: 602

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD