Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  22
 Số lượt truy cập :  32991126
Xếp loại thực vật

Hạt đậu nành (Glycine max L. Merill) chứa gần 40% đạm protein và 18% lipit nên là cây thực phẩm có gía trị dinh dưỡng cao cho người. Hạt đậu nành có nhiều acid amin cần thiết methyonin, isoleucine, leucine, phenylalanine, tryptophan, valine..., được xem như là nguồn nguyên liệu chính cho kỹ nghệ chế biến thức ăn kiêng cho người.

Hạt đậu nành (Glycine max L. Merill) chứa gần 40% đạm protein và 18% lipit nên là cây thực phẩm có gía trị dinh dưỡng cao cho người. Hạt đậu nành có nhiều acid amin cần thiết methyonin, isoleucine, leucine, phenylalanine, tryptophan, valine..., được xem như là nguồn nguyên liệu chính cho kỹ nghệ chế biến thức ăn kiêng cho người.

 

Tổng diện tích trồng đậu nành trên thế giới  88,8 triệu ha, sản lượng 189,8 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 21,5 tạ/ha.  Đậu nành được trồng nhiều nhất ở Châu Mỹ 73,03%, tiếp đến là Châu Á 23,15% và một số nước khác trên thế giới. Năm 2005 sản lượng đậu nành lên tới 209,5 triệu tấn. Nước có diện tích trồng đậu nành lớn nhất là Mỹ (29,33 triệu ha, năng suất 24 tạ/ha). Trung Quốc có 9,3 triệu ha, năng suất 16,6 tạ /ha; Ấn Độ 6,45 triệu ha, năng suất thấp 10,5 tạ/ha.

 

Tên gọi và danh pháp khoa học

 

- Tên VN thường gọi: Đậu tương, đỗ tương (miền Bắc), Đậu nành (miền Nam).

 

- Tên gọi khác: Đậu nành.

 

- Tên tiếng Anh: Soybean (US), soya bean (UK).

 

- Tên khoa học: Glycine max (L.) Merr.

 

- Tên đồng nghĩa: Phaseolus max L.

       Soja max (L.) Piper

 

- Các loài có liên quan về di truyền:

 

Đậu nành hoang dại ở Đông Á (Glycine soja Sieb. & Zucc).

 

Đậu nành hoang dại ở Úc (Glycine canescens F.J. Herm.).

 

Phân loại khoa học cây đậu nành

Giới (regnum)

Plantae

Bộ (ordo)

Fabales

Họ (familia)

Fabaceae

Phân họ (subfamilia)

Faboideae

Tông (tribus)

Phaseoleae

Phân tông (subtribus)

Glycininae

Chi (genus)

Glycine

Phân chi (subgenus)

Glycine subg. Soya

Loài (species)

Glycine max

 

 

Trong Hệ thống Cronquist năm 1981 và một số hệ thống phân loại thực vật khác, bộ Đậu (Fabales) chỉ chứa mỗi họ Đậu (Fabaceae).

 

Trong Hệ thống phân loại APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) (2003):

 

+ Bộ đậu (Fabales) bao gồm 4 họ, trong đó có:

 

+ Họ đậu (Fabaceae) gồm 4 Phân họ, đây là họ lớn thứ ba sau họ Phong lan và họ Cúc, với khoảng 730 chi và 19.400 loài.

 

+ Phân họ Đậu (Faboideae) với 31 Tông, trên 400 chi và hàng ngàn loài.

 

+ Chi đậu nành (Glycine):

 

- Linnaueus đặt tên cho cây đậu nành lần đầu tiên trong quyển Species Plantarum là Phaseolus max L.. Do đó loài đậu nành trước tiên được xếp vào chi Phaseolus.

 

- Vào năm 1737 Linnaeus đặt tên cho loài đậu dây leo ở Bắc Mỹ là Glycine apios, nay là loài Apios americana.

 

- Chi đậu nành (Glycine) được Merrill (năm 1917) đề nghị thay thế cho chi Phaseolus (được Linnaeus đặt tên) và được công nhận cho đến hiện nay.

 

Về sau này Chi Glycine Willd. được chia thành 2 phân chi Glycine và Soja. Phân chi Glycine bao gồm ít nhất 25 loài cây dại lâu năm, ví dụ như Glycine canescens F.J. Herm. và G. tomentella Hayata, cả hai được tìm thấy ở Úc và Papua New Guinea. Phân chi Soja (Moench) F.J. Herm. bao gồm cây đậu nành được trồng trọt Glycine max (L.) Merr., và cây đậu nành hoang dại Glycine soja Sieb. & Zucc. Cả hai loài đều là các loài cây hàng năm. Glycine soja là tổ tiên hoang dại của Glycine max và chúng mọc hoang ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Nga.

 

+ Loài đậu nành (Glycine max): Theo đề nghị của Merrill năm 1917, loài đậu nành có tên mới là Glycine max (L.) Merr., là tên chính thức được công nhận của loài này.

 

Loài đậu nành hoang (Glycine ussuriensis/ Glycine soja) là tổ tiên hoang dại của Glycine max và được tìm thấy ở Triều Tiên, Đài Loan, Nhật bản, thung lũng Yangtze của miền Trung Trung Quốc, các tỉnh miền Đông Bắc Trung Quốc và các khu vực giáp giới nước Nga. Chủng hoang dại này tương tự nhưng không phải là đậu nành được trồng hiện nay và chúng có thể lai tạo được với nhau vì đồng nhất về mặt di truyền và thường được sử dụng trong chương trình lai tạo giống để kết nạp một số đặc tính quý đặc biệt được mong đợi trong những giống đậu nành mới được tạo ra.

 

Loài đậu nành (Glycine max) có nguồn gốc ở Trung Quốc, từ đó lan sang nhiều nước khác ở Châu Á như: Nhật Bản, Triều Tiên, Đông Nam Á, Ấn Độ ...

 

DANH PHÁP ĐỒNG NGHĨA (theo hệ thống phân loại khác)

  • Dolichos soja L.
  • Glycine angustifolia Miq.
  • Glycine gracilis Skvortsov
  • Glycine hispida (MoenchMaxim.
  • Glycine soja sensu auct.
  • Phaseolus max L.
  • Soja angustifolia Miq.
  • Soja hispida Moench
  • Soja japonica Savi
  • Soja max (L.Piper
  • Soja soja H.Karst.
  • Soja viridis Savi

 

Đậu tương được thuần hóa từ G. soja Sieb & Zucc. có nguồn gốc ở Đông Bắc Trung Quốc (Hymowitz và Newell, 1980).

 

 Hình 1: Wild soybean [Glycine soja Sieb. et Zucc.].

 

Đậu tương hoang dại ở Úc (Glycine canescens F.J. Herm.).

 

Hình 2: Glycine canescens WILD SOYBEAN in Australia.

Trở lại      In      Số lần xem: 1800

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD