Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33264131
Xu hướng mới trong nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Trong năm kinh doanh 2018 – 2019, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam dự báo tăng nhẹ do ngành chăn nuôi heo phục hồi và lĩnh vực thủy sản tiếp tục tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho hay. Đối với năm 2018, USDA hạ ước tính nguồn cung ngô tại Việt Nam xuống 8,7 triệu tấn do khối lượng nhập khẩu thực tế giảm.

Việt Nam có xu hướng tăng nhập khẩu lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi vì nhu cầu tiêu thụ trong ngành gia súc – gia cầm và thủy sản tăng.

 

Nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng

 

Trong năm kinh doanh 2018 – 2019, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam dự báo tăng nhẹ do ngành chăn nuôi heo phục hồi và lĩnh vực thủy sản tiếp tục tăng trưởng, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho hay.

 

Đối với năm 2018, USDA hạ ước tính nguồn cung ngô tại Việt Nam xuống 8,7 triệu tấn do khối lượng nhập khẩu thực tế giảm. Nhập khẩu các sản phẩm phụ của quá trình sản xuất ethanol (DDGS) ước đạt 690.000 triệu tấn, giảm so với dự báo ban đầu là 1 triệu tấn.

 

Ngược lại, USDA cho rằng Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi lên 2 triệu tấn. Nguồn cung sắn trong nước dự báo tăng lên 800.000 tấn do Việt Nam giảm xuất khẩu trong nửa đầu năm 2018. Ngoài ra, khối lượng nhập khẩu các loại thức ăn khác/cám cũng được điều chỉnh tăng lên 800.000 tấn.

 

Đối với năm 2019, USDA hạ dự báo nhập khẩu DDGS của Việt Nam từ 1,2 triệu tấn xuống 1 triệu tấn do giá tăng. Để bù lại, nhập khẩu bã đậu nành sẽ tăng lên 6,5 triệu tấn. Nhập khẩu các loại thức ăn khác/cám ước đạt đạt 800.000 tấn.

 

Nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng vì ngành chăn nuôi phục hồi, thủy sản tiếp tục tăng trưởng. Ảnh minh họa

 

Tăng nhập khẩu lúa mỳ làm thức ăn chăn nuôi, thay cho ngô

 

Nhìn chung, Việt Nam có xu hướng tăng nhập khẩu lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi vì nhu cầu tiêu thụ trong ngành gia súc – gia cầm và thủy sản tăng.

 

Một nguyên nhân quan trọng là giá lúa mỳ cạnh tranh hơn giá các nguyên liệu khác, đặc biệt là ngô. Kể từ giữa năm 2016, giá lúa mỳ liên tục giảm, hiện đã về ngang và thậm chí có lúc thấp hơn giá ngô. Trong bối cảnh đó, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi chuyển qua dùng lúa mỳ bởi ưu thế về hàm lượng protein, màu sắc và quá trình đóng gói.

 

Gần đây, nhập khẩu lúa mỳ của Việt Nam từ Australia bắt đầu giảm, trong khi nhập khẩu từ Nga tăng mạnh. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2018, Nga là nước cung cấp lúa mì lớn nhất của Việt Nam, đứng thứ hai là Australia.

 

Nguyên nhân chính là giá lúa mỳ để làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ Australia ngày càng tăng trong khi giá của Nga đang giảm dần.

 

Ngành chăn nuôi đang khởi sắc

 

Theo nhận định của USDA, giá thịt heo và thịt gà có tác động lớn đến hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam, bởi hai loại thịt này lần lượt chiếm 75% và 10% tổng tiêu thụ thịt của cả nước. Giá thịt heo và thịt gia cầm bắt đầu tăng ổn định kể từ tháng 11/2017 sau khi xuống rất thấp trong 11 tháng đầu năm 2017.

 

Báo cáo của USDA trích thông tin từ nông dân chăn nuôi cho biết, chi phí sản xuất tại Việt Nam đang nằm trong khoảng 35.000 – 40.000 đồng/kg. Trong khi đó, tính đến tháng 5/2018, giá thịt heo đã chạm mốc 48.000 đồng/kg, giá thịt gà là 40.000 đồng/kg và tiếp tục tăng cho tới thời điểm hiện tại.

 

Giới phân tích cho rằng giá thịt lợn và giá thịt gà tăng là do thiếu hụt nguồn cung thịt trên thị trường. Theo các nguồn tin trong nước, sau đợt khủng hoảng của ngành chăn nuôi heo trong năm 2017, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bị thua lỗ nghiêm trọng, dẫn tới nhiều hộ phải bỏ trống chuồng trại, ngừng sản xuất. Chỉ những trang trại quy mô lớn với mô hình chăn nuôi khép kín mới đủ sức sống sót.

 

Hiện nay, giá thịt heo đã phục hồi và là động lực thúc đẩy người dân tái đầu tư. Hoạt động buôn heo hơi qua biên giới phần lớn đã ngưng trệ nhưng nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước vẫn tăng. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vẫn cảnh báo các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vốn đã treo chuồng không nên tái đàn để tránh lặp lại khủng hoảng dư cung.

 

Giới phân tích dự đoán thị trường sẽ ổn định vào đầu năm 2019.

 

Phan Vũ - NĐH, heo USDA.

Trở lại      In      Số lần xem: 1066

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD