Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  28
 Số lượt truy cập :  33213751
Ảnh hưởng của phương pháp xử lý nhiệt trên khả năng thoát qua của protein nguyên liệu đạm thực vật trên bò sữa (ThS. Nguyễn Văn Phú – Email: phu.nv@iasvn.org hoặc nguyenvanphu229@yahoo.com)
Thứ ba, 17-04-2012 | 10:06:02

TÓM TẮT

Đề tài “Ảnh hưởng của phương pháp xử lý nhiệt trên khả năng thoát qua của protein nguyên liệu đạm thực vật trên bò sữa” được tiến hành tại Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam, Trường Đại học Nông Lâm và Trại chăn nuôi bò sữa Thanh Bình, Củ Chi, TP. HCM từ tháng 01/2008 đến tháng 11/2009 nhằm xác định nhiệt độ và thời gian xử lý thích hợp để tăng tỷ lệ protein thoát qua dạ cỏ và ảnh hưởng của nguyên liệu xử lý trên năng suất và chất lượng sữa. Đề tài có 3 thí nghiệm.

            Thí nghiệm thứ nhất, nghiên cứu ảnh hưởng của các mức nhiệt và thời gian xử lý lên các thực liệu thực vật cung protein như đậu tương hạt, khô dầu đậu tương, khô dầu lạc, khô dầu bông vải và khô dầu dừa. Nhiệt xử lý ở 110, 125, 140 và 1550C trong 30, 60, 90 và 120 phút. Đồng thời khảo sát việc ép đùn đậu tương hạt ở 1400C, sau đó ủ nóng 5, 10, 15, 20, 30, 40, 50 và 60 phút rồi làm nguội. Chỉ tiêu phân tích là các tiểu phần protein và tỷ lệ protein tan trong KOH. Kết quả cho thấy tốt nhất là: khô đậu tương 1250C trong 60 phút và 1400C trong 30 phút; khô dầu dừa 1100C trong 60 phút và 1250C trong 30 phút; khô dầu lạc 1100C trong 120 phút, 1250C trong 30 phút và 1400C trong 30 phút; khô dầu bông 1100C trong 60 phút, 1250C trong 30 phút và 1400C trong 30 phút; đậu tương hạt 1250C trong 30 phút, 1250C trong 60 phút và 1400C trong 30 phút; đậu tương hạt ép đùn ủ sau 10, 20, 30 và 50 phút rồi làm nguội.

            Thí nghiệm thứ hai, khảo sát khả năng phân giải vật chất khô, protein thô của các thực liệu đã xử lý tốt nhất ở nội dung 1 bằng phương pháp in sacco được mô tả bởi Orskov (1985) trong thời gian ủ 12 và 24 giờ, lặp lại 2 lần cho mỗi mẫu thức ăn và cho từng thời gian ủ. Kết quả cho thấy tốt nhất: khô dầu đậu tương 1250C trong 90 phút, khô dầu lạc 1250C trong 60 phút, khô dầu dừa 1100C trong 90 phút, khô dầu bông 1400C trong 30 phút, đậu tương hạt 1250C trong 90 phút, đậu tương hạt ép đùn ủ trong 50 phút rồi làm nguội.

            Thí nghiệm thứ ba, khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần đậu tương ép đùn trong đậu tương hạt đã được xử lý trên năng suất và chất lượng sữa bò. Thí nghiệm được tiến hành trên 04 bò sữa F2 HF ở lứa đẻ từ 3 – 4, tháng vắt sữa thứ 3; với 4 khẩu phần là ĐTH 1250C trong 90 phút, ĐTH 1400C trong 30 phút, ĐTEĐ ủ 30 và ĐTEĐ ủ 50 phút. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô vuông latin. Kết quả cho thấy không có sự sai khác về năng suất cũng như chất lượng sữa giữa các loại nguyên liệu xử lý trong khẩu phần thí nghiệm.

Trở lại      In      Số lần xem: 10923

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD