Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  33285920
Bệnh thán thư
Thứ năm, 28-04-2016 | 09:08:18

1. Tóm tắt

Tác nhân gây bệnh:           Colletotrichum gloeosporioides / C. piperis / C. capsici

Phân bố:                            Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Bra-xin

Bộ phận bị hại:                   Lá, chồi, cành và quả.

 

Tại Ấn Độ, bệnh này được biết đến là bệnh nấm ‘pollu’. Tại Ma-lai-xi-a / In-đô-nê-xi-a, bệnh này được ghi nhận là bệnh quả đen (black berry). Bệnh thường xuất hiện trên lá, quả và phần non của thân cây. Sự kết hợp gây bệnh của C. gloeosporioides và tảo đỏ, Cephaleures virescens, đã được ghi nhận ở Bra-xin.

2. Triệu chứng bệnh

Tại Ấn Độ, triệu chứng điển hình của bệnh là những đốm úa vàng có góc cạnh bao quanh bởi quần vàng. Những vùng có vết đốm lớn rất dễ nhận thấy và thường các phần lá bị hoại tử sẽ bong ra để lại những lỗ hổng trên lá.

 

Cuống quả nhiễm bệnh chuyển dần sang màu đen, xoắn lại và rụng đi. Bệnh bắt đầu từ mút của cuống hoa lan dần lên phía trên.

 

Những quả ở gần cuối của chùm hoa phát triển cho đến chín mà không bị những vết đốm đen.  Những hạt gần phần bị bệnh thì nhỏ hơn. Bệnh cũng gây ra một vết nứt nhẹ trên một số quả và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của quả. Những quả bị bệnh khô dần và vẫn tồn tại trên cuống quả như các quả hồ tiêu bị lép.

 

Nấm bệnh gây hoại tử và rụng cuống. Nhìn chung bệnh thán thư trên cây hồ tiêu cả ở Ấn Độ và Ma-lai-xi-a đều là nguyên nhân gây rụng cuống quả.

 

  Những vết bệnh có góc cạnh ở lá               Lá non bị nhiễm bệnh                          Lá già bị nhiễm bệnh

 

Triệu chứng bệnh thán thư trên cuống quả và lá

 

     Lá, cuống quả và cành tiêu bị nhiễm bệnh                          Cây hồ tiêu nhiễm bệnh thán thư                      

3. Phương thức lan truyền

Sự xâm nhiễm bệnh bắt đầu khi cây ra hoa và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Bệnh thán thư chủ yếu lan truyền nhờ nước mưa văng ra.

4. Thời gian xuất  hiện

Bệnh xuất hiện vào cuối thời kì gió mùa

5. Tác nhân gây bệnh

Nấm gây bệnh:  Colletotrichum gloeosporioides / C. piperis / C. capsici

 

6. Biện pháp phòng trừ

6.1 Biện pháp canh tác

Tưới cho cây hồ tiêu trong suốt những tháng hè cho thấy giảm đáng kể triệu chứng bệnh. Điều khiển hình dáng cây trụ hồ tiêu phù hợp là rất cần thiết đối với việc quản lý bệnh thán thư.

6.2 Biện pháp hóa học

Tại Ấn Độ, hỗn hợp Bordeaux được đề nghị phun để hạn chế bệnh thán thư vào trước và sau mùa mưa. Ở Malaixia, những thuốc trừ nấm sau được đề xuất để phun và tần suất phun phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của địa phương. Prochloraz manganese chloride (WP 50%) được phun với nồng độ 4,5 mg/lít, 3 lần/năm, các lần phun cách nhau 14 ngày khi 50% chùm quả xuất hiện đến trước thu hoạch 30 ngày. Sử dụng Carbendazim (WP 50%) phun với nồng độ 0,65 mg /lít, tối đa 6 lần trong một vụ đến trước thu hoạch 14 ngày.  Phun Neutralized phosphorous acid (28%) với nồng độ 0,05%, 3 lần/năm, cách nhau 14 ngày/lần khi 50% chùm quả xuất hiện. Những khuyến cáo tương tự cũng được đưa ra ở Bra-xin.

Trở lại      In      Số lần xem: 9700

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Sâu đục thân ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD