Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  33224370
Hiệu Quả Sử Dụng CIRD Kết Hợp Với PGF2Α Và GNRH Gây Động Dục Đồng Loạt Trên Trâu Nội Áp Dụng Trong Phối Giống Nhân Tạo (Tác giả: Đinh Văn Cải, Lưu Công Hòa, Đậu Văn Hải, Nguyễn Hữu Trà và Hoàng Khắc Hải)
Thứ tư, 21-03-2012 | 09:55:53

Đinh Văn Cải(1), Lưu Công Hòa(2), Đậu Văn Hải(3),
Nguyễn Hữu Trà(4) và Hoàng Khắc Hải(5)

 

TÓM TẮT

 

Trong thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011, tổng số 120 trâu cái trong các hộ chăn nuôi nhỏ của 4 tỉnh Bình Phước, Nghệ An, Thanh Hóa và Thái Nguyên đã được sử dụng trong một thí nghiệm gây động dục đồng loạt. Trâu có lịch sử sinh sản bình thường, sau khi đẻ 90-150 ngày chưa mang thai, thể trạng tốt. Ba chương trình (protocol) hormone khác nhau được sử dụng cho 3 nhóm trâu, đồng đều về địa lý và điều kiện nuôi dưỡng,  mỗi nhóm 40 con. Nhóm 1 đặt CIDR ngày 0 và rút CIDR ngày 10, theo dõi động dục và phối giống đến hết ngày 11; Nhóm 2 đặt CIDR và tiêm 2ml fertagyl (GnRH) ngày 0, ngày 7 rút CIDR và tiêm 2ml choprostenol (PGF2α ), theo dõi động dục và phối giống đến hết ngày 11; Nhóm 3 đặt CIDR và tiêm 2ml fertagyl ngày 0, ngày 7 rút CIDR và tiêm 2ml choprostenol, sau 48 giờ tiêm thêm 2ml fertagyl, phối bắt buộc sau 16 giờ kể từ khi tiêm fertagyl lần 2. Sử dụng tinh trâu Murrah nhập từ Ấn Độ để phối giống nhân tạo. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ trâu động dục ở nhóm  1; 2 và 3 lần lượt là 57,5%; 75% và 75%. Tỷ lệ trâu có chửa sau lần phối tinh đầu: 56,52%; 55,17%; 40,0% và sau 2 lần phối là 69,57%; 68,97%; 57,5% tương ứng. Tỷ lệ trâu có chửa qua 2 lần phối trên số trâu sử lý lần lượt là 40%; 50% và 55,75% tương ứng. Kết quả này chứng tỏ trâu cái nội có khả năng đáp ứng tốt với việc sử dụng kết hợp CIDR+GnRH+ PGF2 để động dục và rụng trứng đồng loạt. Áp dụng kỹ thuật phối ép (Timed Artificial Insemination) sau sử lý trong phối giống nhân tạo trâu là hoàn toàn khả thi.

Từ khóa: Động dục đồng loạt ; phối ép; trâu đầm lầy; tỷ lệ có chửa

Chú thích: Bài đăng trên tạp chí Nông nghiệp và PTNT, số 19, năm 2011, trang 59-64

Xem chi tiết xin liên hệ:

Tác giả: PGS.TS. Đinh Văn Cải. Email: dinhvancaiias@yahoo.com.vn hoặc

Thư Viện, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam

121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh


(1)  Viện KHKT Nông nghiệp miền Nam.

(2) Trung tâm giống Chăn nuôi (Nghệ An);

(3) Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện Chăn nuôi Gia súc lớn (Viện KHKT NN miền Nam);

(4) Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi miền núi (Viện Chăn nuôi)

(5) Trung tâm NC và Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi (Thanh Hóa)

Trở lại      In      Số lần xem: 11134

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD