Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  33222318
"Nghiên cứu chọn tạo giống lúa (Oryza sativa L.) chịu nóng bằng chỉ thị phân tử cho đồng bằng sông Cửu Long”.(Luận Án Tiến Sĩ Trần Văn Lợt– Tóm Tắt) Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam. 2018
Thứ hai, 05-11-2018 | 08:40:13

Người hướng dẫn:

GS TS Nguyễn Thị Lang

GS TS Bùi Chí Bửu

Bảo vệ chính thức ngày 30-10-2018

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu  được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2016 tại : Bộ môn Di truyền và chọn giống - Viện lúa ĐBSCL và năm tỉnh trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Hậu giang, Cần Thơ, An Giang và Trà Vinh.

 

Mục tiêu nghiên cứu: xác định được nguồn vật liệu bố mẹ cho công tác chọn giống lúa chịu nóng; xác định kiểu gen và kiểu hình của các giống lúa thử nghiệm; ứng dụng phương pháp hồi giao nhờ sự trợ giúp của chỉ thị phân tử trong cải tiến giống lúa AS996 về đặc tính chịu nóng; xác định dòng con lai hồi giao để du nhập gen chịu nóng của giống N22 vào cây lúa; xác định được tính thích nghi và ổn định của các dòng lai triển vọng tại năm tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

 

Kết quả nghiên cứu đã xác định được nguồn vật liệu sử dụng làm bố mẹ chống chịu nóng là N22 và Dular (thang điểm HT là 1, 3). Các dòng, giống cao sản ngắn ngày: TLR391, OM10040, OM8108 và OM4900 có khả năng chống chịu nóng (thang điểm HT là 0-3) có tỷ lệ hạt lép thấp trong điều kiện trỗ bông vào giai đoạn nhiệt độ cao (7,16 – 25%).

 

 Kết quả sử dụng 24 chỉ thị SSR đa hình, kích thước băng hình được khuếch đại biến thiên 165 bp – 230 bp, giá trị PIC là 0,16 – 0,47; với các nhóm di truyền biểu thị sự đa dạng của kiểu gen.

 

Phân tích di truyền quần thể hồi giao của tổ hợp lai AS996 / N22 và AS996 / Dular ghi nhận chỉ thị RM3586 và RM160 trên nhiễm sắc thể 3 liên kết chặt chẽ với QTL điều khiển tính chống chịu nóng. Sản phẩm PCR có alen đồng hợp tử với N22 và Dular đã được ghi nhận và chọn lọc.

 

Kết quả khảo sát các đặc tính nông học của các dòng lai hồi giao chịu nóng từ tổ hợp lai AS996/N22//AS996 qua hai vụ Đông Xuân 2015-2016 và vụ Hè Thu 2016 đã xác định được các dòng con lai có triển vọng là BC3-2-2-3-1, BC3-5-3, BC3-9-5, BC3-1-8, BC3F2-1-9, BC3F2-32,BC3F2-34, BC3F2-35, BC3F2-36, BC3F2-37, BC3F2-38, BC3-F2-39,BC3F2-40, BC3F2-41, BC3F2-48, BC3F2-49 và BC3F2-50. Đây là những dòng lai có các đặc tính nông học mong muốn, như thời gian sinh trưởng ngắn, số bông trên bụi, số hạt chắc trên bông, năng suất hạt.

 

Kết quả thí nghiệm về phân tích tính ổn định về năng suất của tám dòng lúa chịu nóng triển vọng qua hai vụ Đông Xuân 2015- 2016 và Hè Thu 2016 qua năm tỉnh Cần Thơ, Long An, An Giang, Trà Vinh, Hậu Giang đã xác định có 5 dòng con lai triển vọng, ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu nóng được chọn bằng chỉ thị phân tử là HTL1, HTL2, HTL5, HTL7 và HTL8. Các dòng lai này thích nghi cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu thông qua kết quả phân tích tương tác giữa giống với môi trường. Trong đó dòng lai HTL8 cho năng suất cao ổn định, thích nghi rộng qua hai vụ, đây là dòng lai mang locus chịu nóng có triển vọng có thể đưa vào khảo nghiệm các bước tiếp theo.

Trở lại      In      Số lần xem: 2999

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD