Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  33248238
Quá trình phát triển của nông nghiệp hữu cơ
Thứ sáu, 22-06-2018 | 08:24:37

Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và đã trải qua nhiều giai đoạn, bao gồm Hữu cơ 1.0, Hữu cơ 2.0 và Hữu cơ 3.0 đang được phát triển.

Hữu cơ 1.0

Hữu cơ 1.0 là giai đoạn hình thành ý tưởng, tầm nhìn về NNHC của những người tiên phong. Hữu cơ 2.0 là thời kỳ tăng trưởng và tiếp thị các sản phẩm hữu cơ. Cuối cùng, Hữu cơ 3.0 tập trung giải quyết những thách thức trong tương lai và nhằm vào việc mở rộng sản xuất NNHC trên phạm vi toàn cầu. Hữu cơ 1.0 được đánh dấu bằng một số khám phá và sự kiện quan trọng vào đầu thế kỷ XX. Ví dụ, một trong những lĩnh vực khoa học đầu tiên ảnh hưởng đến các phương thức canh tác NNHC là "vi khuẩn học nông nghiệp" (agricultural bacteriology) được phát triển vào đầu những năm 1900. Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi khuẩn cố định đạm, dẫn đến việc mở rộng các kiến thức về độ màu mỡ của đất và tầm quan trọng của các chất hữu cơ trong đất. Các biện pháp nông nghiệp được cho là có lợi cho sự màu mỡ của đất bao gồm việc sử dụng phân chuồng, phân xanh, hạn chế hoặc không cày đất. Cùng thời gian đó, các bài giảng của Rudolf Steiner (1861-1925) đã cho ra đời phong trào nông nghiệp sinh học năng động (biodynamic agriculture). Đây là bước đi đầu tiên của NNHC. Steiner đã không trình bày một hệ thống NNHC dựa vào khoa học mà mà trình bày các khái niệm và thực tiễn canh tác như các chu trình khép kín, nông trại là một cơ thể sống (có đời sống hữu cơ cân bằng) và tư duy toàn diện và tâm linh. Ngay sau khi ông mất, nông dân và các nhà khoa học (ví dụ E. Pfeiffer, L. Kolisko) bắt đầu áp dụng, kiểm nghiệm và cải tiến phương pháp của ông trên các trang trại để phát triển một hệ thống nông nghiệp sinh học năng động mạnh mẽ hơn. Các viện nghiên cứu về canh tác nông nghiệp sinh học năng động được thành lập, ví dụ: ở Järna, Thụy Điển và Darmstadt, Đức. Một phát triển khác của Hữu cơ 1.0 diễn ra dưới sự lãnh đạo của Hans (1891-1988) và Maria Müller (1894-1969), những người phát triển hệ thống sinh học hữu cơ ở Thụy Sĩ dựa trên các kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài các hệ thống phát triển từ thực tiễn, nhà vi sinh học Hans Peter Rusch (1906-1977) đã tiến hành các công trình nghiên cứu về hệ thống sinh học hữu cơ dựa trên nền tảng lý thuyết. Rusch đã hoài nghi về việc sử dụng các loại phân khoáng và các chủ đề quan tâm chính của ông là sự màu mỡ và sức khoẻ của đất cũng như sự hình thành mùn.

Hữu cơ 2.0

Ngoài những người tiên phong ban đầu về NNHC dựa trên nghiên cứu, các nhà khoa học tiếp tục khuyến khích nông dân sử dụng các phương pháp hữu cơ thông qua việc thiết lập phong trào Hữu cơ 2.0 và thành lập các viện nghiên cứu, hiệp hội và các nhóm hữu cơ. IFOAM được thành lập năm 1972 và đặt trụ sở tại Bonn, Đức. Bốn nguyên tắc cơ bản của của NNHC do IFOAM đưa ra (sức khoẻ, sinh thái, hài hòa, cẩn trọng) được hiểu là "liên kết với nhau" và được xây dựng để "truyền cảm hứng cho hành động". Những nguyên tắc này cung cấp đường hướng cho nghiên cứu NNHC. Nhờ sự hỗ trợ và nỗ lực của các nhà khoa học và các tổ chức như IFOAM, các cơ sở và các tổ chức nghiên cứu về NNHC đã được thành lập trên toàn thế giới. Đến nay, hầu hết các cơ sở và tổ chức nghiên cứu này nằm ở các nước phương Tây, nhưng gần đây đã có sự gia tăng các tổ chức nghiên cứu về NNHC ở các nước đang phát triển. Các tổ chức nghiên cứu NNHC đầu tiên được các cá nhân thành lập. Một trong số đó là Viện Rodale, được thành lập vào năm 1947 tại Pennsylvania, Mỹ. Một số tổ chức khác bao gồm Viện Nghiên cứu sinh học năng động "Forschungsring", được thành lập năm 1950 tại Darmstadt, Đức; Forschungsinstitut für biologischen Landbau được thành lập vào năm 1974 tại Oberwil, Thụy Sĩ và hiện có trụ sở tại Frick, Thụy Sĩ, với các chi nhánh tại Frankfurt, Đức và Vienna, Áo; Viện Louis Bolk ở Driebergen, Hà Lan, được thành lập vào năm 1976; Trung tâm Nghiên cứu trang trại Elm ở Newbury, Anh, được thành lập vào năm 1982 và Trung tâm Nông nghiệp Na Uy tại Tingvoll, Na Uy, được thành lập năm 1986.

Hữu cơ 3.0 - Phổ biến rộng rãi các hệ thống thực sự bền vững

Nếu như Hữu cơ 2.0 tập trung vào các yêu cầu tối thiểu được xác định rõ ràng và các cam kết hữu cơ đối với các sản phẩm, thì Hữu cơ 3.0 sẽ đặt ảnh hưởng của hệ thống canh tác lên hàng đầu. Các cách tiếp cận và thành tựu của Hữu cơ 1.0 và 2.0 không bị bỏ rơi. Hữu cơ 3.0 giữ lại khái niệm nền tảng ban đầu của Hữu cơ 1.0 và mở rộng tiến bộ được thực hiện trong Hữu cơ 2.0. Hữu cơ 3.0 bao hàm một chiến lược cải tiến năng động và liên tục. Câu chuyện hữu cơ phát triển từ việc đưa ra các sản phẩm nông nghiệp được chứng nhận trong quá khứ thành quá trình sản xuất và tiêu thụ thông minh nhất, xác thực nhất và tái sinh hoàn toàn các thực phẩm bổ dưỡng, hàng dệt thân thiện môi trường và các sản phẩm chăm sóc cơ thể từ thiên nhiên. Đất chứa các vi sinh vật sống, các hệ sinh thái còn nguyên vẹn, nông dân, các nhà chế biến và thương lái có ý thức và người tiêu dùng có trách nhiệm thúc đẩy sự thịnh vượng lâu dài và được hỗ trợ bởi xã hội dân sự và khu vực công.

Sáu tính năng chính của Hữu cơ 3.0. được nêu chi tiết như sau:

1. Một nền văn hóa đổi mới: Khuyến khích nhiều nông dân hơn nữa chuyển đổi và áp dụng các phương pháp hay nhất. Hữu cơ 3.0 tích cực kết hợp các phương pháp truyền thống tốt nhất với những đổi mới hiện đại. Đánh giá thực tiễn, kiến thức và đổi mới đối với những rủi ro và tiềm năng.

2. Cải tiến liên tục theo hướng thực hành tốt nhất: Cải tiến liên tục bao gồm tất cả các khía cạnh của tính bền vững: Sinh thái, xã hội, kinh tế, văn hoá.

3. Đa dạng hoá các phương thức để đảm bảo tính minh bạch toàn vẹn: Mở rộng việc chấp nhận NNHC với sự đảm bảo và chứng nhận của bên thứ ba. Niềm tin được thấm nhuần bởi tính minh bạch và tính toàn vẹn sẽ tạo ra sự chấp nhận và xây dựng thị trường.

4. Bao gồm các lợi ích bền vững hơn: Thông qua việc liên kết với nhiều phong trào và tổ chức có cách tiếp cận bổ sung cho thực phẩm và nông nghiệp thực sự bền vững. Tuy nhiên, Hữu cơ 3.0 cũng có sự khác biệt rõ ràng với các hệ thống nông nghiệp không bền vững và nông nghiệp sạch.

5. Nâng cao năng lực toàn diện từ trang trại đến người tiêu dùng cuối cùng: Thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ đối tác thực sự trong chuỗi giá trị và trên cơ sở lãnh thổ. Hữu cơ 3.0 đặc biệt thừa nhận vị trí cốt lõi của hộ nông dân quy mô nhỏ, bình đẳng giới và thương mại công bằng.

6. Đạt giá trị và giá cả hợp lý: Tính đủ các chi phí và lợi ích của các tác động bên ngoài, khuyến khích sự minh bạch đối với người tiêu dùng và các nhà hoạch định chính sách và trao quyền cho người nông dân với tư cách là đối tác.
 
Nguồn: IFOAM (2016), ORGANIC 3.0 for Truly Sustainable Farming & Consumption
Theo NASATI .
Trở lại      In      Số lần xem: 3130

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • TCVN Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • TCVN Trồng trọt hữu cơ ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • TCVN Chăn nuôi hữu cơ ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • Cây cam quýt được sản xuất hữu cơ như thế nào? ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • Măng tây hữu cơ được sản xuất như thế nào? ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • Khôi phục và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ ở nước ta hiện nay ( Thứ năm, 15/03/2018 )
  • Thực trạng và giáp pháp phát triển phân bón hữu cơ ( Thứ tư, 04/04/2018 )
  • Xoài hữu cơ được sản xuất như thế nào? ( Thứ năm, 03/01/2019 )
  • Cây tiêu (Piper nigrum L.) hữu cơ được sản xuất như thế nào? ( Thứ hai, 11/02/2019 )
  • Sản xuất thịt hữu cơ ( Thứ sáu, 22/02/2019 )
  • Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ( Thứ ba, 13/08/2019 )
  • Nông nghiệp hữu cơ: hiện trạng và giải pháp nghiên cứu-phát triển ( Thứ ba, 22/02/2022 )
  • Nông nghiệp hữu cơ hay hữu cơ hóa nông nghiệp ( Thứ ba, 22/02/2022 )
  • Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới – chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam ( Thứ ba, 22/02/2022 )
  • XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VÀ SẢN XUẤT NÔNG SẢN SẠCH TẠI VIỆT NAM ( Thứ ba, 22/02/2022 )
  • Hiện trạng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Châu Á ( Thứ năm, 05/05/2022 )
  • Tiềm Năng Hữu Cơ Trong Nông Nghiệp và Thực Phẩm ( Thứ năm, 05/05/2022 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD