Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  10
 Số lượt truy cập :  33282221
Sâu đục thân
Thứ năm, 28-04-2016 | 09:49:50

1. Tóm tắt

Tên khoa học:           Lophobaris piperis

Phân bố:                  In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a

Vị trí gây hại:            Hoa, trái, chồi và cành non

 

Sâu đục thân Lophobaris piperis là loài sâu hại nghiêm trọng nhất trên hồ tiêu ở In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Thất thoát năng suất do loài này gây nên ước tính gần 10 triệu đô la mỗi năm.

2. Vòng đời

Sâu đục thân Lophobaris piperis đẻ trứng trong các mô hư. Trứng có kích thước nhỏ, hình bầu dục màu trắng, đường kính khoảng 0,8mm và thường thấy nằm dưới lớp biểu bì của đốt thân bị hại. Mỗi thành trùng sâu đục thân cái đẻ khoảng 200 trứng trong suốt vòng đời sinh trưởng, nhưng chỉ đẻ 1-2 trứng một lần. Giai đoạn trứng kéo dài từ 3-6 ngày, sâu  non sau đó nở ra và phát triển bên trong thân bị hại. Sau 5 lần lột xác trong vòng 35 ngày bên trong thân tiêu, sâu non hóa nhộng. Giai đoạn nhộng thường kéo dài 1 tuần. Nhộng vũ hóa thành côn trùng cánh cứng (Coleoptera), trưởng thành sau 2-3 ngày và chui ra khỏi thân tiêu qua các lỗ đục và sống đến 1 năm rưỡi. Con trưởng thành màu đen dài từ 3-5 mm, tấn công trên cành non, nhánh non và chồi tiêu.

3. Đặc điểm gây hại

Sâu non đục vào các đốt thân của chồi và hoa làm chồi bị héo. Phần trên của thân cây hồ tiêu bị gãy và chết cây. Sâu gây hại trên trái làm trái có thể bị rụng sớm hoặc phát triển với kích thước nhỏ hơn bình thường. Sâu đục thân cái đục vào thân và tạo thành 1 lỗ nhỏ. Khi sâu cái đẻ trứng vào thân, lớp mô cây xung quanh lỗ đục trở nên sẫm màu và đen ngay lập tức sau vài giờ.

 

Lá tiêu bị sâu đục thân hại                                           Ấu trùng sâu đục thân tiêu

 

      Dây tiêu bị chết phần trên do sâu đục thân                              Ấu trùng sâu đục thân gây hại    

 

Dây tiêu bị đen do sâu đục thân

4. Thời điểm gây hại

Ấu trùng phát triển mạnh với số lượng nhiều vào mùa mưa và ít phát triển vào mùa khô. Sâu trưởng thành phát triển mạnh vào cuối mùa mưa khi cây ra hoa kết quả. Sâu đục thân thường xuất hiện vào buổi sáng và buổi tối, chúng thường núp trong thân cây vào buổi trưa để tránh nắng.

 

Thành trùng và ấu trùng sâu đục thân Lophobaris piperis

5. Biện pháp phòng trừ

5.1 Vệ sinh vườn tiêu

Cắt bỏ cành và nhánh bị hại nhằm góp phần giảm thiểu nguồn gây hại.

 

5.2 Biện pháp hóa học

 

Phun thuốc có hoạt chất Dimethoate 0,05% có tác dụng phòng trừ sâu đục thân hiệu quả. Xử lý đất với Carbofuran từ 2-4 lần/năm với liều lượng 10-20g đối với dây tiêu dưới 2 năm tuổi và 120g đối với dây tiêu trêm 2 năm tuổi. Phun xen kẽ Cypermethrin (EC 16%) liều lượng 0,6 l/ha 2 tuần/lần trước khi thu hoạch 90 ngày.

5.3 Biện pháp sinh học

Nấm Beauvaria bassiana  là tác nhân kiểm soát sinh học tiềm năng và được khuyên dùng để xử lý trên cây hồ tiêu vào buổi sáng lúc còn ẩm ướt để làm tăng hiệu quả phòng trừ của nấm. Nấm Spathious piperis có khả năng kiểm soát mật số sâu đục thân lên đến 37%.

5.4 Chọn giống kháng

Theo tài liệu nước ngoài, giống Natar-I  được xem là giống hồ tiêu chống chịu tốt với sâu bệnh hại và có khả năng phục hồi nhanh khi bị tấn công do đó nên trồng giống này ở những vùng dễ bị dịch hại. Tránh để tiêu ra hoa quanh năm cũng là một biện pháp quan trọng để hạn chế sâu hại vì hoa là nguồn thức ăn làm tăng mật số sâu hại.

Trở lại      In      Số lần xem: 12429

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bệnh chết nhanh ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Bệnh chết chậm (vàng lá) ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Cây trụ sống phục vụ canh tác hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử cây hồ tiêu ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Lịch sử phát triển & vùng trồng hồ tiêu ở Việt Nam ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Loài tiêu hoang dại ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Yêu cầu của nhà nhập khẩu hồ tiêu ( Thứ sáu, 20/05/2016 )
  • Cây che phủ đất ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Đất trồng hồ tiêu ( Thứ hai, 01/08/2016 )
  • Thời vụ trồng hồ tiêu ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Cơ sở phân tử của virus gây bệnh hồ tiêu (Piper Yellow Mottle Virus) ( Thứ sáu, 29/04/2016 )
  • Kỹ thuật nhân giống vô tính ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Kỹ thuật trồng hồ tiêu hữu cơ ở Ấn Độ ( Thứ tư, 27/04/2016 )
  • Sản xuất hồ tiêu hữu cơ ở Việt Nam ( Thứ ba, 26/04/2016 )
  • Bệnh thán thư ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bệnh tiêu điên (Stunted disease) ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Thực vật học ( Thứ hai, 25/04/2016 )
  • Bọ xít lưới ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Bọ cánh cứng ( Thứ năm, 28/04/2016 )
  • Rệp sáp dính ( Thứ năm, 28/04/2016 )
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD