Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  37
 Số lượt truy cập :  34470789
Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Cửu Long: phân tích số liệu từ điều tra nông dân
Thứ hai, 13-01-2014 | 11:20:32

Tiến bộ kỹ thuật (TBKT) quyết  định tiềm năng chất lượng và sản lượng sản xuất nông nghiệp thông qua sự phát triển và cải tiến kỹ thuật. Nông dân là thành phần ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại sinh (cấu trúc cộng đồng, thể chế,...) và yếu tố nội sinh do nông hộ  điều khiển. Nông dân là người quyết  định có hay không tiếp nhận và áp dụng tiến bộ kỹ thuật và làm thế nào để sử dụng nguồn lực nhằm hỗ trợ chúng. Sự quyết định áp dụng TBKT tùy thuộc vào sự nhận  định của nông dân về chúng. TBKT  được phát triển nhằm giảm rủi ro của mối quan hệ nhân quả trong quá trình  đạt  đến kết quả sản xuất. TBKT có hai phần: Phần cứng và phần mềm. Phần cứng là vật thểvật lý, phần mềm là thông tin kỹ thuật nằm trong vật thể vật lý  đó. TBKT khi được giới thiệu cho nông dân, họ có thể không hoặc có tiếp nhận và áp dụng. Nông dân khám phá các vấn đề của TBKT và đưa vào áp dụng. Phạm vi áp dụng, sự  điều chỉnh TBKT cho thích hợp hoặc không áp dụng chúng tùy thuộc vào thái độ hành vi của nông dân. Có nhiều yếu tố  ảnh hưởng  đến tiếp nhận và áp dụng TBKT của nông dân như là thuộc tính của kỹ thuật, khách hàng của chúng (là nông dân), tác nhân kỹ thuật (là cán bộ khuyến nông,...) và môi trường sinh học, lý học và kinh tế xã hội. Nông dân là nhân tố chính trong quá trình phát triển.  Đặc tính kinh tế xã hội của nông dân như tuổi tác, trình  độ văn hóa, thu nhập,... và niềm tin ảnh hưởng tích cực  đến áp dụng TBKT. Các  đặc tính cá nhân của cán bộ khuyến nông như sự tín nhiệm, có khả năng quan hệ và giao tiếp tốt với nông dân, sự thông minh, nói năng khúc chiết, chân thành,...  ảnh hưởng  đến sự tiếp nhận và áp dụng TBKT của nông dân. Các  điều kiện sinh học và lý học của môi trường như đồng ruộng, vị trí của nó, sự hiện diện nguồn lực và các  điều kiện như  đường sá, chợ búa, sâu bệnh, phân phối lượng mưa, loại  đất, nước, dịch vụ và điện cũng  ảnh hưởng. Do sự áp dụng TBKT của nông dân bị  ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, mục đích của bài này là phân tích xác  định các yếu tố ảnh hưởng  đến sự tiếp nhận và áp dụng các TBKT cho lúa của nông dân  Đồng bằng sông Cửu Long từ số liệu điều tra nông hộ.

 

Chi tiết xin xem file đính kèm.

Trở lại      Tải file      In      Số lần xem: 4228

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD