Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Các giống lúa mì mới góp phần đảm bảo an ninh lương thực
Thứ năm, 10-10-2024 | 08:57:02
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Lúa mì là ngũ cốc quan trọng nhất thế giới, song lại có chi phí môi trường cao do nhu cầu bón phân nitơ. Giờ đây, các nhà nghiên cứu xác định rằng các giống lúa mì mới hoàn toàn có thể cho năng suất cao hơn với cùng một lượng phân bón.
![]()
Các giống lúa mì mới sử dụng nitơ hiệu quả hơn những giống hiện đang được sử dụng. Kết quả là, chúng có thể đạt được năng suất cây trồng cao hơn 16% trong điều kiện khí hậu hiện tại khi được bón cùng lượng chất dinh dưỡng. Xác định lượng phân bón phù hợp cho lúa mì là điều không dễ dàng. Nếu bón quá ít, phân bón sẽ được tiêu thụ hết nhưng thu hoạch không đạt năng suất tối đa. Còn nếu bón quá nhiều, thu hoạch sẽ tốt nhưng hạt lúa đang phát triển không tiêu thụ hết phân bón. Lượng nitơ dư thừa sẽ đi vào môi trường, gây hại cho hệ sinh thái và khí hậu.
Để giải quyết những thách thức này, các nhà nghiên cứu tại TUM, Pierre Martre (INRAE) đã nghiên cứu phát triển các giống lúa mì mới vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Plants.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ 5 cánh đồng thử nghiệm đại diện cho các vùng sản xuất lúa mì toàn cầu có năng suất cao nổi trội. Các cánh đồng được đưa vào mô hình mô phỏng với các cánh đồng khác và được phân tích theo ba kịch bản khí hậu: điều kiện khí hậu hiện tại và nóng lên toàn cầu 1 độ C và 4,8 độ C.
Kết quả cho thấy năng suất kỳ vọng của các giống được thử nghiệm khi bón phân đạm với số lượng khác nhau.
Năng suất cao hơn, nhưng đạm vẫn là vấn đề
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các giống lúa mì mới đạt năng suất cao hơn 16% trong điều kiện khí hậu hiện tại so với các giống hiện đang sử dụng nếu bón cùng một lượng phân bón. Thông qua việc tiêu thụ nitơ được cải thiện, tức là hiệu quả nitơ cao hơn, dấu chân sinh thái sẽ giảm.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhu cầu nitơ tổng thể sẽ tăng lên trong quá trình nóng lên toàn cầu nếu muốn đạt được năng suất tối đa, mặc dù các giống mới vẫn sẽ tiêu thụ nitơ hiệu quả hơn các giống hiện tại.
Do đó, các giống lúa mì mới vượt trội hơn các giống hiện tại ở nhiều khía cạnh quan trọng và có thể góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Nhưng việc quản lý nitơ có trách nhiệm sẽ vẫn là một vấn đề, không chỉ liên quan đến bảo vệ khí hậu và môi trường.
Các nhà khoa học khuyến nghị tiếp tục sử dụng các giống cây trồng được thử nghiệm trong mô hình trong các chương trình nhân giống chọn lọc cải thiện, chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách lương thực trong 20 - 30 năm tới. Nhưng chỉ tập trung phát triển các giống mới không đủ để bù đắp mục tiêu kép về an ninh lương thực toàn cầu, bảo vệ môi trường và hiệu quả về chi phí. Chúng ta cần phương pháp tiếp cận có hệ thống có tính đến khoa học nông nghiệp, các khía cạnh môi trường, các yếu tố kinh tế xã hội và các nhà hoạch định chính sách.
MH - Mard, theo ScienceDaily. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|