Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  12
 Số lượt truy cập :  36716122
Các vùng đất than bùn chưa được bảo vệ
Thứ hai, 10-03-2025 | 08:24:43

Một nghiên cứu mới cho thấy, các vùng đất than bùn – nơi dự trữ carbon quan trọng – đang thiếu sự bảo vệ đúng mức, gây nguy hiểm cho khí hậu toàn cầu.

 


Dù chỉ bao phủ 3% bề mặt Trái đất, các vùng đất ngập nước này lưu trữ 600 tỷ tấn carbon – nhiều hơn tổng lượng sinh khối rừng trên toàn thế giới cộng lại. Song, chỉ có 17% ​​diện tích đất than bùn nằm trong khu vực được bảo vệ.  

 

Con số này hoàn toàn trái ngược với mức độ bảo vệ dành cho các hệ sinh thái đang bị đe dọa khác, bao gồm rừng ngập mặn (42%), đầm lầy mặn (50%) và rừng nhiệt đới (38%).

 

Trong khi đó, gần một phần tư diện tích đất than bùn trên thế giới đang chịu áp lực nặng nề từ sự xâm lấn của con người, trong đó hoạt động canh tác là mối đe dọa lớn nhất trên toàn cầu. 

 

Mới đây, nghiên cứu  “Mismatch Between Global Importance of Peatlands and the Extent of their Protection” (Sự không phù hợp giữa tầm quan trọng toàn cầu của đất than bùn và mức độ bảo vệ của chúng), được xuất bản trên tạp chí Conservation Letters, đã đưa ra đánh giá toàn cầu đầu tiên về tình trạng bảo tồn của đất than bùn trên thế giới.

 

Những vùng đất ngập nước này tích tụ vật chất hữu cơ phân hủy một phần, ngăn chặn việc giải phóng hàng tỷ tấn carbon dioxide (CO2) vào khí quyển. Song, đất than bùn thải sẽ ra CO2 khi chúng bị cạn kiệt, bị xáo trộn, khai thác hoặc phá hủy hoàn toàn để tiếp cận các nguồn tài nguyên (ví dụ, khai thác mỏ hoặc lâm nghiệp) hoặc chuyển đổi chúng sang các mục đích sử dụng khác, chẳng hạn như đất nông nghiệp.  

“Nghiên cứu này cho thấy việc bảo tồn và quản lý đất than bùn trên toàn cầu của chúng ta đang ở mức độ như thế nào”, TS. Kemen Austin – tác giả chính của nghiên cứu và là cựu giám đốc khoa học tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, cho biết.

 

“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các hệ sinh thái quan trọng này không nhận được mức độ bảo vệ cần thiết”.

 

GS. Angela Gallego-Sala, đến từ Đại học Exeter, cho biết: “Chúng ta phải tăng cường mức độ bảo vệ các vùng đất than bùn trên toàn thế giới, vì đây là cách hiệu quả nhất về chi phí để giảm lượng khí thải từ các hệ sinh thái này. Tuy nhiên, cần luôn lưu ý rằng chúng cũng cung cấp sinh kế cho những người sống gần đó, do đó, các giải pháp thay thế là cần thiết để các cơ chế bảo vệ này có thể thực hiện được.”

 

Các tác giả lưu ý, việc giải phóng carbon tích trữ trong đất than bùn dẫn đến mức khí nhà kính nguy hiểm. Việc không bảo vệ được các vùng đất than bùn sẽ khiến trữ lượng carbon ở đây gặp rủi ro cao và cũng có thể gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp nước ngọt toàn cầu, vì các vùng đất than bùn chứa 10% lượng nước ngọt chưa đóng băng của thế giới.

 

Chưa kể đến, các vùng đất này cũng rất giàu tính đa dạng sinh học khi là nơi sinh tồn của nhiều loại rêu, thực vật có hoa, chim, ốc sên, cá và bướm. 

 

Các quốc gia có nhiều đất than bùn nhất bao gồm Canada, Nga, Indonesia, Hoa Kỳ, Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Quốc, Peru, Phần Lan và Cộng hòa Congo. 10 quốc gia này chiếm 80% diện tích đất than bùn toàn cầu. Trong đó, năm quốc gia đầu tiên chiếm 70% diện tích đất than bùn trên toàn thế giới.

 

27% diện tích đất than bùn trên toàn cầu nằm trên đất của người dân bản địa – nơi chúng được các cộng đồng này bảo vệ. Trên toàn cầu, có ít nhất 1,1 triệu km2 đất than bùn nằm trong đất của người dân bản địa và hơn 85% diện tích đất này không nằm trong khu bảo tồn.

 

Theo các tác giả, việc tăng cường quyền đối với đất đai của người dân bản địa có thể mang lại lợi ích đáng kể cho các vùng đất than bùn cũng như các hệ sinh thái khác mà họ quản lý.  

 

“Nghiên cứu của chúng tôi đã làm nổi bật sự một thật quan trọng: người dân bản địa chính là những người có khả năng bảo vệ các vùng đất than bùn”, TS. Paul Elsen, tác giả nghiên cứu và giám đốc kế hoạch bảo tồn tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã, cho biết.

 

“Điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó có nghĩa là chúng ta có thể cải thiện việc bảo tồn đất than bùn bằng cách tăng cường quyền đất đai của Người bản địa, đây là xu hướng mà chúng ta đã thấy ở nhiều quốc gia. Và vì vậy, chúng ta phải tiếp tục những nỗ lực đó.” □

 

Kim Dung - Tiasang, theo News.exeter.ac.uk

Trở lại      In      Số lần xem: 249

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai: Nhiều vấn đề về nông nghiệp được bàn thảo
  • Việt Nam đang đi đầu trong chuyển đổi sang nền nông nghiệp sinh thái
  • Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển hiện nay có khả năng đạt mức cảnh báo, cao hơn 1.5 độ trên đất liền
  • Lợi nhuận ngành cao su chủ yếu đến từ… gỗ
  • Giống lúa lai Trung Quốc chính thức phá kỷ lục năng suất thực tế
  • FAO: Chỉ số giá thực phẩm tháng 7/2016 giảm nhẹ
  • Phát hiện ánh sáng có thể tồn tại dưới dạng mà trước đây chưa từng biết
  • Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
  • Ngành chăn nuôi hành động để giữ tăng trưởng bền vững
  • Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp
  • Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để bảo vệ đất
  • Loại thực phẩm mới trồng ngay trong bếp của bạn
  • Ứng dụng sinh học tổng hợp để hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và điều phối giải phóng dược chất
  • ĐBSH: Con người ảnh hưởng đến tải lượng ni tơ trong 20 năm như thế nào?
  • Thái Lan thiết lập những cánh đồng lúa siêu lớn
  • Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Mỹ
  • Phí bản quyền và Phí trả trước trong chuyển giao công nghệ patent
  • Hội thảo mô hình sản xuất thử giống lúa ĐTM 126 tại xã Long Thuận – huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh
  • Mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại và hàm ý về chính sách
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD