Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ chất thải trong phân bón dạng lỏng
Thứ hai, 03-03-2025 | 08:49:10
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thay thế phốt pho và nitơ hóa học bằng các nguồn bền vững
Sản xuất phốt pho bằng chất hữu cơ Có thể chiết xuất phốt pho hòa tan từ chất thải bằng phương pháp mới.Nguồn: Đại học Osaka Metropolitan.
Trồng cây có thể là một quá trình thú vị nhưng cũng gây khó chịu vì cây cần sự cân bằng tinh tế giữa chất dinh dưỡng, ánh nắng mặt trời và nước để có thể ra quả.
Phốt pho và nitơ, những chất thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng thường được bổ sung bằng phân bón hóa học để đảm bảo cân bằng và sản lượng sản phẩm thích hợp. Tuy nhiên, lượng chất dinh dưỡng này trên hành tinh đang tăng lên do sử dụng quá mức, điều này lại gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Vì lý do này, có một phong trào ngày càng phát triển nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp bền vững thông qua việc tái chế phốt pho và nitơ. Ở Nhật Bản, một mục tiêu đã được đặt ra là giảm 30% việc sử dụng phân bón hóa học vào năm 2050.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã thiết lập một phương pháp cải tiến giúp tăng độ hòa tan của phốt pho, vì phốt pho thường không hòa tan trong các phương pháp sản xuất phân bón truyền thống. Bằng cách hạ thấp độ pH của phân bón lỏng có nguồn gốc từ chất thải, phốt pho sẽ hòa tan và tạo ra hàm lượng phốt pho cao trước khi độ pH được phục hồi về mức ban đầu.
Học viên sau đại học Sakuma cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy có thể thay thế tới 100% nitơ và tới 77% phốt pho trong phân bón hóa học dạng lỏng bằng dung dịch được tạo ra trong nghiên cứu này”.
Tiến sỹ Endo cho biết thêm: “Giảm sử dụng phân bón hóa học đã trở thành xu hướng toàn cầu nhưng các hệ thống nông nghiệp thủy canh phụ thuộc rất nhiều vào chúng. Bằng cách áp dụng kết quả nghiên cứu này và tái sử dụng phốt pho có trong chất thải hữu cơ làm phân bón dạng lỏng, chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ dẫn đến sự phát triển của nền nông nghiệp hướng đến tái chế”.
Cao Thị Hải Yến theo Đại học Osaka Metropolitan. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|