Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  36716436
Chính sách nông nghiệp mới của Trung Quốc
Thứ tư, 26-02-2025 | 08:36:12

Vào đầu tháng này, Trung Quốc đã công bố các chính sách phát triển nông nghiệp mới, trong đó đưa ra nhiều biện pháp nhằm giải quyết một trong những vấn đề lớn nhất mà ngành nông nghiệp nước này đang phải đối mặt đó là sự mất cân đối về cơ cấu, chủ yếu là nguồn cung.

 

Văn kiện số 1

 

Văn kiện Trung ương số 1 (gọi tắt Văn kiện số 1) là văn bản chính sách đầu tiên mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Quốc vụ viện (Chính phủ) ban hành vào dịp đầu năm mới và thường là chỉ dấu về các ưu tiên chính sách của đất nước trong năm đó.

 

Năm 2017, Văn kiện số 1 có tiêu đề “Các quan điểm về thúc đẩy cải cách cơ cấu về nguồn cung trong lĩnh vực nông nghiệp và đẩy nhanh động lực tăng trưởng mới trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn”. Đây là năm thứ 14 liên tiếp, Văn kiện số 1 tập trung vào vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Điều đó cho thấy, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trọng tới sự phát triển toàn diện của lĩnh vực này.

 

Lý giải về tiêu đề của văn kiện, ông Tang Renjian, Phó Trưởng nhóm công tác Trung ương về nông thôn, cho biết trong khuôn khổ kỳ họp Quốc hội tháng 3.2016, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhấn mạnh vấn đề chủ yếu mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt không phải là sự thiếu hụt nguồn cung mà là cơ cấu nguồn cung. Vấn đề nghiêm trọng là sự tồn tại song song của cả tình trạng dư cầu lẫn dư cung. Vì vậy, việc thúc đẩy cải cách về nguồn cung trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh và lợi ích toàn diện trong lĩnh vực này đã trở thành mục tiêu quan trọng trong quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ.

 

Tăng nguồn cung sạch và chất lượng

 

Văn kiện số 1 của năm 2017, gồm 6 mục với 33 chính sách và biện pháp, được chia ra làm hai phần. Phần thứ nhất đề cập tới các điều chỉnh mang tính cơ cấu và bao gồm 2 khía cạnh: Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, các phương pháp sản xuất và cơ cấu công nghiệp; tăng cường hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ công nghệ.

 

Liên quan tới việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, theo ông Tang, Trung Quốc sẽ giảm nguồn cung giá rẻ, chất lượng thấp và thiếu hiệu quả, trong khi tăng nguồn cung có chất lượng, giá trị cao, đồng thời thúc đẩy các phương pháp sản xuất “xanh” và cải thiện hệ sinh thái.

 

Đặc biệt, Văn kiện số 1 nhấn mạnh việc tạo ra các nông sản an toàn, bền vững và có chất lượng cao hơn, hạn chế sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu. Một chuỗi các trung tâm đổi mới sẽ được thành lập, và phương pháp sản xuất sạch sử dụng ít nước hơn sẽ được thúc đẩy.

 

Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp mới và mô hình kinh doanh mới; tăng cường hội nhập các ngành cấp 1, cấp 2 và cấp 3 ở khu vực nông thôn; nâng cấp toàn diện lĩnh vực nông nghiệp, tăng giá trị của lĩnh vực này.

 

Đối với vấn đề hỗ trợ công nghệ, Trung Quốc sẽ tạo ra các công nghệ mang tính sáng tạo để đối phó với sự chuyển đổi từ sự phát triển theo hướng ưu tiên số lượng sang ưu tiên cho chất lượng. Còn về hỗ trợ cơ bản, sẽ tăng cường các mối liên kết đang yếu về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công để thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

 

 

 

Tiếp thêm sinh lực cho thị trường

 

Theo Văn kiện số 1, một trong những yêu cầu khi tiến hành cải cách cơ cấu về bên cung trong lĩnh vực nông nghiệp là an ninh lương thực quốc gia phải được bảo đảm. Trung Quốc sẽ tập trung vào 3 vấn đề.

 

 Trước hết, sẽ tiếp thêm sinh lực cho thị trường. Để làm được điều đó, văn kiện trên đã nêu ra các chính sách và biện pháp về cải cách cơ chế định giá cho các nông sản chủ chốt, cải cách hệ thống thu mua và dự trữ, và cải thiện hệ thống trợ cấp nông nghiệp.

 

Tiếp đến là thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy sự lưu chuyển tự do của các nguồn lực. Đó là những cải cách về hệ thống ngân sách hỗ trợ cho ngành nông nghiệp, thúc đẩy đổi mới trong các hệ thống tài chính nông thôn, đưa cải cách về hệ thống sở hữu trí tuệ tập thể đi vào chiều sâu, và nghiên cứu các biện pháp để thiết lập một hệ thống nhằm đảm bảo nguồn cung đất đai cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.

 

Cuối cùng, Trung Quốc sẽ có các biện pháp khuyến khích những bên tham gia thị trường như phát triển các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp và nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp kiểu mới, khai thác nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn, và thu hút các chuyên gia nhằm thúc đẩy khởi nghiệp và sáng tạo ở khu vực nông thôn.

 

Đặc biệt, Nhà nước sẽ khuyến khích lao động nông thôn đang làm ăn ở nơi khác quay về và khởi nghiệp trên chính quê hương của mình. Các cơ quan quản lý sẽ ban hành các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn cùng với sự hỗ trợ về tài chính, sử dụng đất và bảo hiểm xã hội. 

 

“Ba vùng”, “Ba khu” và “Một hợp nhất”

 

Văn kiện số 1 đặc biệt chú trọng vào việc xây dựng “cách tiếp cận, nền tảng và phương tiện chuyển tải”, biểu hiện rõ nét ở “Ba vùng”, “Ba khu” và “Một hợp nhất”.

 

“Ba vùng” gồm: Vùng chức năng cho sản xuất lương thực, vùng bảo vệ cho các nông sản chủ chốt và vùng ưu tiên cho sản xuất đặc sản. Vùng chức năng cho sản xuất lương thực được thiết kế để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và sẽ trồng các loại cây lương thực chủ chốt như gạo và ngô. Vùng bảo vệ được xây dựng nhằm bảo đảm Trung Quốc có thể tự cung, tự cấp cơ bản về lương thực đối với các sản phẩm nông nghiệp quan trọng, trong đó có đậu tương, bông, hạt cải dầu, mía và cao su. Vùng ưu tiên cho sản xuất đặc sản sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trên thị trường nhằm gia tăng lợi ích và khả năng cạnh tranh toàn diện của ngành nông nghiệp Trung Quốc.

 

“Ba khu” gồm khu công nghiệp nông nghiệp hiện đại, khu khoa học và công nghệ, và khu tiên phong, trong đó riêng khu tiên phong được sử dụng để thu hút  nhân tài về nông thôn để khởi nghiệp.

 

“Một hợp nhất” đề cập tới tổ hợp hợp nhất nông thôn. Nghĩa là, Trung Quốc sẽ hỗ trợ các khu vực nông thôn đạt tiêu chuẩn thúc đẩy sự kết hợp giữa nền nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp sáng tạo và kinh nghiệm canh tác, trong đó các hợp tác xã nông nghiệp đóng vai trò như “phương tiện chuyển tải chủ chốt”, còn nông dân được phép tham gia và thu lời từ đó.

 

Theo ông Tang, thông qua việc xây dựng “Ba vùng”, “Ba khu” và “Một hợp nhất”, Trung Quốc có thể tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp ở nông thôn, thúc đẩy sự hội nhập của các ngành công nghiệp cấp 1, cấp 2 và cấp 3, kết hợp các yếu tố vốn, khoa học và công nghệ, tri thức và các dự án ở nông thôn, và đẩy nhanh sự phát triển của nền nông nghiệp hiện đại.

 

Phân bổ nguồn lực, thu hút nhân tài

 

Văn kiện số 1 chú trọng nhiều tới việc tối ưu hóa sự phân bổ các nguồn lực và yếu tố nông nghiệp, đồng thời đề xuất nhiều chính sách như thực hiện các dự án tiết kiệm nước nông nghiệp quy mô lớn, kết hợp và tạo đòn bẩy về tài chính, kích hoạt và khai thác đất bỏ không. Hiểu một cách đơn giản, phần này liên quan tới các yếu tố con người, đất đai và tiền.

 

Tình trạng thiếu nước hiện là “nút thắt” cho sự phát triển của ngành nông nghiệp Trung Quốc. Hệ số đất nông nghiệp được tưới nước chỉ là 0,53, thấp hơn 0,2 điểm so với nhiều nước phát triển. Đặc biệt ở khu vực phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc, nơi có các vùng sản xuất lương thực chủ chốt, tình trạng khai thác nước ngầm quá mức diễn ra rất nghiêm trọng. Trong khi đó, sự phân bổ tài nguyên nước về không gian và thời gian là không đều.

 

Vì vậy, ông Tang nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải tiến hành các dự án chỉnh hướng nguồn nước, dẫn nước và tích trữ nước. Nước này sẽ tiếp tục các dự án như vậy trong tương lai. Tuy nhiên, trong dài hạn, biện pháp cấp thiết và hiệu quả nhất là tiết kiệm nước trong nông nghiệp. Điều đó đã được ghi trong văn kiện.

 

Đối với vấn đề vốn, các khái niệm “kết hợp” và “đòn bẩy” đã được đưa ra. Hiện nay, áp lực suy thoái kinh tế đối với đất nước vạn lý trường thành khá lớn nên rất khó tăng đầu tư cho nông nghiệp. Vì vậy, văn kiện này chỉ đề xuất một sự tăng vốn vừa phải.  “Kết hợp” là một kế hoạch tổng thể nhằm kết hợp các nguồn vốn và tập trung để làm tốt các dự án cần phải thực hiện. “Đòn bẩy” là việc sử dụng ngân sách và các nguồn tài chính khác như một đòn bẩy để huy động thêm vốn đầu tư xã hội và tài chính nhằm bổ sung vốn đầu tư cho việc xây dựng nông nghiệp và khu vực nông thôn.

 

Về chính sách sử dụng đất, Trung Quốc sẽ thực hiện một số quy định và thủ tục mới liên quan tới việc sử dụng đất bỏ không cho người di cư nông thôn và cho phép các làng/xã sử dụng đất đai tiết kiệm được để xây dựng các cơ sở vui chơi ở nông thôn và phục vụ cho hoạt động kinh doanh du lịch.

 

Đặc biệt, một trong những điểm rất mới trong Văn kiện số 1 là cơ chế thu hút nhân tài. Cụ thể, văn kiện đưa ra đề xuất Trung Quốc cần phát triển bộ ba gồm: Hợp tác toàn diện một cách tích cực, khai thác các nhân tài nông thôn và đội ngũ chuyên gia.

 

 Đào Tùng

Trở lại      In      Số lần xem: 237

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai: Nhiều vấn đề về nông nghiệp được bàn thảo
  • Việt Nam đang đi đầu trong chuyển đổi sang nền nông nghiệp sinh thái
  • Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển hiện nay có khả năng đạt mức cảnh báo, cao hơn 1.5 độ trên đất liền
  • Lợi nhuận ngành cao su chủ yếu đến từ… gỗ
  • Giống lúa lai Trung Quốc chính thức phá kỷ lục năng suất thực tế
  • FAO: Chỉ số giá thực phẩm tháng 7/2016 giảm nhẹ
  • Phát hiện ánh sáng có thể tồn tại dưới dạng mà trước đây chưa từng biết
  • Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
  • Ngành chăn nuôi hành động để giữ tăng trưởng bền vững
  • Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp
  • Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để bảo vệ đất
  • Loại thực phẩm mới trồng ngay trong bếp của bạn
  • Ứng dụng sinh học tổng hợp để hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và điều phối giải phóng dược chất
  • ĐBSH: Con người ảnh hưởng đến tải lượng ni tơ trong 20 năm như thế nào?
  • Thái Lan thiết lập những cánh đồng lúa siêu lớn
  • Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Mỹ
  • Phí bản quyền và Phí trả trước trong chuyển giao công nghệ patent
  • Hội thảo mô hình sản xuất thử giống lúa ĐTM 126 tại xã Long Thuận – huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh
  • Mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại và hàm ý về chính sách
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD