Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  14
 Số lượt truy cập :  33249782
Chương trình OCOP: Nhận dạng “vết rạn” và gợi mở hướng phát triển
Thứ sáu, 28-05-2021 | 08:25:57

Người tiêu dùng ở thành phố hay nông thôn, dù gắng tìm mua sản phẩm OCOP cũng khó có thể tìm thấy điểm bán ở siêu thị hay chợ dân sinh. Thậm chí, nhiều người còn nhầm lẫn sản phẩm OCOP là hàng chất lượng cao. Chọn ra hai yếu tố có tính phổ quát này, cũng cho thấy trong Chương trình ‘Mỗi xã một sản phẩm” còn có những “vết rạn” trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng…

 

Huyện Thăng Bình (Quảng Nam) chú trọng phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: M.T

 

Thành công và ghi nhận

 

Ngày 2/3/2017, tại tỉnh Quảng Ninh, địa phương phát kiến đầu tiên triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm – OCOP”, lúc đó ông Trịnh Đình Dũng là Phó Thủ tướng chủ trì Hội nghị Phát triển OCOP trong xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Hội nghị khẳng định, Chương trình OCOP là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Sau Hội nghị đó, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 490 ngày 07/5/2018 phê duyệt Chương trình với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai trên toàn quốc. Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn dựa trên thế mạnh, lợi thế, đặc biệt là những sản vật, làng nghề truyền thống của các địa phương, vùng miền trên cả nước.

 

Sau 1 năm thực hiện, đến hết năm 2018 mới có gần 30% số tỉnh, thành phố triển khai. Sau 3 năm thực hiện (đến tháng 3/2021), đã có 63/63 tỉnh thành tổ chức thực hiện, 59/63 tỉnh thành tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm. Có 2.439 tổ chức kinh tế tham gia sản xuất và có sản phẩm OCOP được xếp hạng; trong đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm 59% (27,5% là doanh nghiệp), kinh tế tập thể, hợp tác xã chiếm 41%.

 

Báo cáo của 59 tỉnh, thành phố đã đánh giá, công nhận 4.469/6.210 sản phẩm tham gia; trong đó công nhận đạt 3 sao trở lên, đạt 72%, vượt 1,86 lần so với mục tiêu đề ra. Kết quả trên cho thấy, việc nhận diện và phát triển trục sản phẩm địa phương của Chương trình OCOP là đúng đắn và thực tiễn. Chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì của sản phẩm OCOP ngày càng phát triển, thể hiện trình độ sản xuất của nông dân ngày càng tiến bộ.

 

Về nguồn lực triển khai, Chương trình huy động 22.845 tỷ đồng/ kế hoạch dự kiến 45.000 tỷ đồng; trong đó, các tổ chức OCOP huy động nguồn lực và vay tín dụng chiếm trên 93% (tăng 6,6% so với kế hoạch là 86,6%); ngân sách các cấp (cả nguồn lồng ghép) chiếm 7% (giảm 6,4% so với kế hoạch là 13,4%). Đáng chú ý, trong bối cảnh mới triển khai, thời gian rất ngắn so với quốc tế, Việt Nam đã có đề xuất và thúc đẩy Sáng kiến mạng lưới kết nối quốc tế về phong trào OCOP/OVOP/OTOP trong phát triển ngành nghề nông thôn khối ASEAN. Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá có bước tiến.

 

Những “vết rạn” trong phát triển

 

Đến năm 2025, Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu có ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP. Nếu so với kết quả 3 năm của giai đoạn đầu thì đây không phải là con số lớn. Nhưng trong thực tế, người tiêu dùng ở thành phố hay nông thôn, dù gắng tìm mua sản phẩm OCOP cũng khó có thể tìm thấy điểm bán ở siêu thị hay chợ dân sinh. Thậm chí, nhiều người còn nhầm lẫn sản phẩm OCOP là hàng chất lượng cao. Chọn ra hai yếu tố có tính phổ quát này, đã cho thấy Chương trình

 

“Mỗi làng một sản phẩm” còn có những vết rạn trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng là:

 

Thứ nhất, sản phẩm trong 3 năm qua chủ yếu là khai thác từ các sản phẩm có sẵn. Thứ hai, khó tối ưu hóa việc gia tăng giá trị sinh lời. Thứ ba, hiếu hệ thống phân phối đến tay người tiêu dùng. Thứ tư, Không ít người cho rằng, OCOP là sản phẩm chất lượng cao. Và đâu là nguyên nhân?

 

Khi trao đổi – nguyên Phó Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Quốc gia xây dựng nông thôn mới – ông Trịnh Đình Dũng, cho rằng: Sự chủ động vào cuộc ở một số địa phương còn hạn chế; bên cạnh đó, một số địa phương có biểu hiện chạy theo thành tích, chưa đi vào thực chất, đặc biệt là chưa dựa vào lợi thế, thế mạnh của các sản phẩm đặc trưng. Chưa thực sự quan tâm đến các giải pháp hỗ trợ thực chất đối với chủ thể OCOP. Đặc biệt là nâng cao năng lực về tổ chức, quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm, nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã, bao bì, chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng, đặc biệt là gắn với thị hiếu người tiêu dùng.

 

Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội và đặc sắc để tạo hình ảnh, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm OCOP, thương hiệu OCOP Việt Nam. Năng lực của các tổ chức kinh tế OCOP chưa đủ lớn trong đường trường nên việc quản trị, phát triển chuỗi giá trị gắn với vùng nguyên liệu địa phương của các sản phẩm OCOP còn gặp nhiều khó khăn.

 

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Ơn – “cha đẻ” và là cố vấn quốc gia Chương trình OCOP cũng cho rằng, OCOP không phải là Chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, bởi vậy, không chọn sản phẩm đã có sẵn để đi thi, trao giải. Điều này là sai với 3 nguyên tắc của Chương trình OCOP là: Hành động địa phương – Hướng đến toàn cầu; Tự lực – tự tin – sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực. Ở không ít địa phương có nguồn lực và điều kiện phát triển sản phẩm OCOP, nhưng cán bộ phụ trách còn “lơ mơ – vô cảm” nên quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chương trình đầy khó khăn, trắc trở và không thành công đúng nghĩa như mục tiêu đã đề ra.

 

Trà ướp sen Trưởng An ở phường Duy Minh (thị xã Duy Tiên, Hà Nam). Ảnh: Bích Huệ

 

Cần một tư duy mới cho phát triển

 

Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện các đột phá chiến lược để tạo môi trường huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, cho sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện thuận lợi về thể chế, môi trường, hạ tầng cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, là yêu cầu tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa. Đồng thời phải giải quyết được các mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển, giữa phát triển kinh tế với tăng thu nhập của người lao động.

 

Với mục tiêu đó, việc tiếp tục phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng. Do đó, việc đẩy mạnh Chương trình OCOP có vai trò quan trọng, là hạt nhân để đẩy mạnh các sản phẩm có chất lượng cao, khối lượng lớn, có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, trong quá trình phát triển và thương mại hóa sản phẩm, phần người dân cần hỗ trợ nhất là tìm ý tưởng sản phẩm, xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, tìm nguồn vốn; tổ chức sản xuất, phát triển thị trường.

 

Trong giai đoạn tới, khi cần phải có các sản phẩm OCOP mới, gia tăng giá trị cũng như phải duy trì và phát triển được các sản phẩm đã được công nhận thì việc triển khai OCOP không thể nóng vội, chạy theo phong trào và luôn có sự đồng hành của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý với các chủ thể. Do vậy, chất lượng cán bộ ở tỉnh và mỗi huyện liên quan đến thành bại của Chương trình là rất quan trọng. Khi bố trí được cán bộ “tận tâm – hiểu biết” thì OCOP ở địa phương đó sẽ thành công. Sản phẩm OCOP được gắn 4 sao, 5 sao sẽ có cơ hội thành hàng hóa xuất khẩu.

 

Điển hình là Tổng Công ty Vinamit đã liên tục nhận các bằng sáng chế công nghệ Mỹ cho loạt thức uống đông khô từ rau củ, trái cây nội địa. Sau đó, ông nộp bằng để làm thủ tục với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trước đó vào giữa năm 2020, công nghệ chuyển từ thể lỏng sang bột mà vẫn giữ tính nguyên bản và đơn chất của Vinamit được Mỹ cấp bằng sáng chế. Công ty áp dụng công thức này với nước mía, nước mía lên men và thành công giữ được vị ngọt thanh, đậm bản sắc Việt.

 

Để có được sản phẩm nước mía dạng bột, đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo Công ty với chuyên gia sinh học, y sinh, dinh dưỡng… phải giải bài toán kép với nhiều yêu cầu: Từ hình thức, mùi vị, tới các thành tố vi khuẩn, vi sinh… với những chỉ số thấy rõ ở phòng thí nghiệm. Thu hoạch mía hữu cơ xong, Công ty thực hiện tiến trình chế biến, đảm bảo giữ nguyên vi khuẩn sống, các enzyme, khoáng chất, prebiotic… để đạt giá trị cao nhất.

 

Để được cấp bằng và có quota vào thị trường Mỹ, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit cho biết: “Trên thế giới, không có nước nào có cách… chặt mía xong cầm nguyên cây, xước ăn sống hay róc vỏ rồi cán thành nước uống liền như Việt Nam. Tuy nhiên, khi là sản phẩm của sức khỏe thì cần dựa trên nền tảng organic. Quá trình thu hoạch khép kín, luôn tươi mới thì mới giữ nguyên dưỡng chất của cây mía mà không dùng chất phụ gia, điều vị hay bảo quản. Đó là bài toán khó và cần thời gian để tính toán”.

 

Sau khi sản phẩm đã thành hình, ông Nguyễn Lâm Viên kỳ vọng 5 năm tới sẽ chinh phục hơn 50 triệu người tiêu dùng, trong đó 30 triệu người Việt. Nhằm đẩy mạnh nhận diện thương hiệu Việt và đưa sản phẩm của mình đến tận tay khách hàng toàn cầu, phục vụ cá nhân hóa… Công ty kết nối với Amazon, Alibaba… và nhiều sàn thương mại điện tử, hệ thống kinh doanh online lớn của thế giới. Bước đi này quan trọng và cấp thiết trong thời đại số, phù hợp với hành vi và phương thức mua sắm đang thay đổi của người tiêu dùng.

 

Được biết, Công ty Vinamit bắt tay nghiên cứu sản phẩm nước mía dạng đông khô này xuất phát từ gợi ý và mong muốn của con gái ông đang định cư ở Mỹ. Tại quốc gia này, để người Việt tìm được nơi bán và sử dụng được một ly nước mía nguyên chất là cực khó, trong khi nhu cầu của họ về loại đồ uống này là rất lớn. Chiến lược sắp tới của doanh nghiệp là sản xuất chuỗi đồ ăn, thức uống giữ được sự nguyên bản và đơn chất, không phải dùng điều vị, phụ gia thực phẩm, hóa chất hay chất bảo quản theo xu hướng tiêu dùng mới.

 

Thành công của Tổng Công ty Vinamit đã gợi mở hướng đi và giải được bài toán khó về: Thị trường – KHKT công nghệ… là rất đúng với 3 nguyên tắc của Chương trình OCOP: Hành động địa phương – hướng đến toàn cầu; Tự lực – tự tin – sáng tạo; Phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời phải làm theo quy luật cung cầu; trong đó, gắn với nhu cầu trong nước, khu vực và quốc tế gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng, văn hóa của từng địa phương. Và một nút thắt trong tư duy cần được gỡ, đó là Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế – không nên “làm theo phong trào”.

 

“Tôi không nắm bắt được các thông tin về Chương trình OCOP và cũng không quan tâm nhiều đến thông tin truyền thông; lại không được địa phương tuyên truyền nên không biết đến chương trình này”.
Bà Nguyễn Hồng Lan, Chủ xưởng Gốm sứ cao cấp tại xã Bát Tràng -Hà Nội.

“Các chủ thể cần xây dựng mối liên kết trong sản xuất, phân công lao động theo kỹ năng tay nghề trong các công đoạn để tạo ra sự chuyên môn hóa. Chẳng hạn nơi trồng cà ngon thì sẽ không thể có nước mắm
ngon và ngược lại, nhưng để tạo ra sản phẩm cà dầm nước mắm ngon
thì hai địa phương này có thể kết hợp với nhau tạo ra sản phẩm ngon,”
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam.

 

ThS. Đào Ngọc Thủy - Langmoi.

Trở lại      In      Số lần xem: 957

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD