Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Ghép ca cao có thể thúc đẩy sản xuất cacao mà không làm mất đi sự đa dạng sinh học
Thứ hai, 10-03-2025 | 08:12:19
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Pixabay/CC0 Public Domain.
Năng suất của cây cacao giảm dần theo thời gian, buộc người nông dân phải làm mới vườn của họ bằng cách chặt bỏ những cây cũ hoặc trồng cây mới ở nơi khác. Thông thường, các vườn mới được thành lập ở những khu vực rừng được chặt tỉa trống ra để trồng cây ca cao nhỏ mới. Tuy nhiên, điều này đi kèm với chi phí kinh tế và sinh thái cao. Một giải pháp mới là ghép các giống cây cacao bản địa và có năng suất cao vào những cây ca cao già hiện có. Một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học của Đại học Göttingen đứng đầu đã phát hiện ra rằng ghép ca cao là một biện pháp hữu ích để trẻ hóa cây ca cao, tăng năng suất và lợi nhuận với tác động tối thiểu đến đa dạng sinh học. Kết quả đã được công bố trên Tạp chí Journal of Applied Ecology.
Ghép cây ca cao bao gồm việc ghép chồi từ giống ca cao triển vọng vào cây ca cao già.
Bằng cách sử dụng hệ thống rễ của cây ca cao già, việc ghép các chồi non mới sẽ thay thế hoàn toàn tán cây già trong một thời gian ngắn.
Cách tiếp cận này từ lâu đã được sử dụng cho nhiều loại cây trồng, nhưng kết quả của nó đối với sản xuất ca cao và đa dạng sinh học chưa bao giờ được thử nghiệm cùng thời điểm.
Các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Göttingen và Würzburg ở Đức, cùng với tổ chức Bioversity International đã làm việc với những người nông dân địa phương ở Peru để đánh giá vấn đề này.
Nhà nghiên cứu Sophie Müller dùng thiết bị hình nón để thu thập động vật chân đốt trên cây ca cao. Nguồn: Denise Bertleff.
Kỹ thuật này tập trung vào việc ghép các giống ca cao có năng suất cao từ giống bản địa rất được đánh giá cao là giống Blanco de Piura.
“Những giống ca cao bản địa này đã làm tăng năng suất cây ca cao khoảng 45% chỉ sau hai năm”, tiến sỹ Carolina Ocampo-Ariza, thuộc nhóm Sinh thái Nông nghiệp của Đại học Göttingen, người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
“Đây là tin tuyệt vời cho việc sản xuất ca cao hương vị thơm ngon. Nó cho thấy giá trị của phương pháp ghép như một phương pháp cải thiện năng suất trong thời gian ngắn”.
Trong sáu tháng đầu sau khi ghép, các nhà nghiên cứu đã theo dõi sự đa dạng của các loài động vật chân khớp - ví dụ như nhện, ve bụi và côn trùng.
“Chúng tôi lo ngại rằng các loài động vật chân khớp trên các cành ghép non sẽ ít đa dạng hơn, vì tán to của cây ca cao già có nhiều cành đã bị thay thế”, Sophie Müller, cựu học viên cao học tại Đại học Göttingen và là đồng trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, “nhưng chúng tôi thực sự thấy rằng, sau suy giảm nhỏ về tính đa dạng, đặc biệt là của các loài động vật chân khớp thiên địch, cộng đồng thiên địch này đã nhanh chóng phục hồi chỉ sau sáu tháng”. Sự phục hồi này đặc biệt là tin tốt cho việc kiểm soát côn trùng gây hại ca cao trong các khu nông lâm kết hợp, vì các loài động vật chân đốt thiên địch này có thể ngăn ngừa dịch hại bùng phát.
“Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng biện pháp ghép là một giải pháp thay thế bền vững giúp trẻ hóa các cây ca cao già. Điều này ngăn chặn việc mở rộng phạm vi canh tác nông nghiệp lấn vào các khu rừng nhiệt đới”, đồng tác giả giáo sư Teja Tscharntke, Đại học Göttingen nhấn mạnh.
Nguyễn Tiến Hải theo Phys.org
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|