Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Giải pháp thay thế việc bón nitơ tầng sâu bằng chất hấp phụ đối với lúa mì
Thứ hai, 17-03-2025 | 09:20:25
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cơ chế giảm phát thải amoniac bằng ứng dụng chất hấp phụ Nguồn: Yang và cộng sự.
Một nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật lý Hefei thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã phát triển một chất hấp thụ amoni mới có khả năng làm giảm đáng kể lượng amoniac thải ra từ các cánh đồng lúa mì, tăng cường khả năng giữ amoni của đất và do đó làm giảm lượng amoniac bị mất.
Kết quả của nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Soil & Tillage Research.
Lúa mì đóng vai trò quan trọng trong an ninh lương thực toàn cầu và bón phân đạm là chiến lược chính để tăng năng suất lúa mì. Tuy nhiên, đạm bón trên các cánh đồng lúa mì thường bị thất thoát do khí thải amoniac, không chỉ lãng phí các chất dinh dưỡng có giá trị mà còn góp phần gây ô nhiễm môi trường. Khí thải amoniac có liên quan chặt chẽ đến khả năng hấp thụ amoni của đất và việc cải thiện khả năng này có thể giúp giảm thiểu thất thoát amoniac.
Trong nghiên cứu đã so sánh tác động của việc sử dụng chất hấp phụ amoni với việc bón đạm tầng sâu đối với lượng khí thải amoniac trên lúa mì. Chất hấp phụ, chủ yếu bao gồm montmorillonite biến tính axit humic, không gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, khiến nó trở thành một lựa chọn bền vững cho mục đích sử dụng trong nông nghiệp.
Kết quả cho thấy việc sử dụng chất hấp phụ đã làm giảm lượng khí thải amoniac từ 2,0- 42,3%. Đáng chú ý, khi kết hợp với phân đạm, việc bón chất hấp phụ vào đất tầng mặt 0–10cm được phát hiện có hiệu quả trong việc giảm lượng khí thải amoniac như phương pháp bón đạm truyền thống ở tầng sâu 10–20cm.
Mối quan hệ giữa tỷ lệ phát thải amoniac và các yếu tố đất. Nguồn: Yang và cộng sự.
Phương pháp kết hợp này cung cấp một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho các cánh đồng lúa mì khó cày, thay thế việc bón đạm sâu mà vẫn đạt được mức giảm đáng kể lượng khí thải amoniac.
Theo Yang Yang: "Những phát hiện của chúng tôi cung cấp những hiểu biết mới và các giải pháp thực tế để giảm thất thoát nitơ và cải thiện hiệu quả sử dụng nitơ trong sản xuất lúa mì".
Đỗ Thị Thanh Trúc theo Phys.org |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|