Làm gì để chuyển đổi tuy duy nông nghiệp sinh thái tại Việt Nam
Thứ tư, 15-11-2023 | 08:10:09
|
QUAN ĐIỂM • Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm gắn liền với phát triển nông nghiệp sinh thái, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng chống chịu trước các cú sốc, góp phần nâng cao uy tín và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên toàn cầu.
• Nâng cao thu nhập cho người sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, đảm bảo khả năng tiếp cận và thụ hưởng lương thực thực phẩm lành mạnh cho mọi đối tượng và trong mọi tình huống, đặc biệt đối với khu vực khó khăn, nhóm người nghèo và dễ bị tổn thương.
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP 1. Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trinh, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
2. Phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
3. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững thông qua chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
4. Phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
5. Thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững
• Xuất hiện từ năm 1928.
• Có 30 định nghĩa khác nhau.
• Phần lớn tập trung vào khía cạnh kỹ thuật của hệ thống sản xuất (đa dạng sinh học, sinh thái, môi trường...).
• Ít chú ý đến khía cạnh kinh tế xã hội vì thế khó mở rộng.
Định nghĩa của CIRAD (Cộng đồng khoa học): Nông nghiệp sinh thái là một trong những nhóm thực hành đa dạng có đặc điểm chung là sử dụng các chức năng sinh thái của hệ thống nông nghiệp để đảm bảo sản xuất bền vững. Các hệ thống khác nhau này, dựa trên việc tối ưu hóa các quy trình tự nhiên, đặc biệt phù hợp với các nông hộ nhỏ, có ít vốn.
Nông nghiệp sinh thái là hướng đi để phát triển nông nghiệp bền vững
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI HIỆN NAY LÀ GÌ?Theo FAO: Nông nghiệp sinh thái là một phương pháp tiếp cận áp dụng đồng thời các khái niệm và nguyên tắc về sinh thái và xã hội nhằm xây dựng và quản trị hệ thống nông nghiệp và thực phẩm, tối ưu hóa các mối tương tác giữa động thực vật, con người và | môi trường, bao gồm cả các yếu tố xã hội hướng tới một hệ thống thực phẩm bình đẳng và bền vững.
Nông nghiệp sinh thái là một ngành khoa học, một tập hợp các thực hành kỹ thuật và một phong trào xã hội.
- Là một ngành khoa học: nghiên cứu cách các thành phần khác nhau của hệ thống nông nghiệp tương tác với nhau.
- Là một tập hợp các thực hành kỹ thuật: tìm kiếm các hệ thống canh tác bền vững nhằm tối ưu hóa và ổn định sản lượng.
- Là một phong trào xã hội: vai trò đa chức năng đối với nông nghiệp, thúc đẩy công bằng xã hội, nuôi dưỡng bản sắc và văn hóa, và tăng cường khả năng kinh tế của các khu vực nông thôn. 13 NGUYÊN TẮC NÔNG NGHIỆP SINH THÁI (HỘI ĐỒNG CHUYÊN GIA)• Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
• Tăng cường khả năng chống chịu của các hệ thống nông nghiệp và thực phẩm.
• Đảm bảo công bằng xã hội giữa các tác nhân
Báo cáo HLPE 2019 - Các phương pháp tiếp cận nông nghiệp sinh thái và sáng tạo khác. 10 YẾU TỐ CỦA NÔNG NGHIỆP SINH THÁI (FAO) 140 NƯỚC CÔNG NHẬN• Với tính đa dạng,
• Hiệp lực/cộng hưởng và Đồng tạo lập tri thức.
• Là trụ cột trung tâm, tạo ra đa giá trị.
• Nông nghiệp thông minh với BĐKH có thể được tích hợp trong Nông nghiệp sinh thái.
• Nông nghiệp tái sinh, Giải pháp dựa vào tự nhiên (thuận thiên) cùng đồng nghĩa với Nông nghiệp sinh thái nhưng không có yếu tố kinh tế xã hội, chính sách.
NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TRONG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (VASI, 1988)Nền nông nghiệp sinh thái là một nền nông nghiệp dựa chủ yếu vào việc khai thác các tiềm năng của nguồn lợi tự nhiên và tiềm năng lao động. Đầu tư phải tập trung vào việc khai thác các tiềm năng trên, chủ yếu dựa vào các biện pháp sinh học, "chứa nhiều chất xám" hơn là các biện pháp "chứa nhiều vật tư".
Các giải pháp về Nông nghiệp sinh thái đã đề xuất và áp dụng phổ biến:
- Phân vùng khí hậu-sinh thái nông nghiệp và áp dụng tiếp cận hệ thống NN.
- Bố trí cơ cấu, thời vụ cây trồng hợp lý.
- Các biện pháp sinh học tác động vào năng suất trồng trọt.
- Chọn bộ giống lúa có năng suất cao, thích ứng với các vùng sinh thái, có thời gian sinh trưởng khác nhau.
- Chọn giống chống chịu với các điều kiện khó khăn: úng, hạn, mặn, rét, sâu bệnh...
- Bộ giống cây trồng cạn vụ đông đa dạng. 6 MÔ HÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT
5 BƯỚC CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP SINH THÁI
1. Tăng hiệu quả của yếu tố phân bón, thuốc trừ sâu/cỏ hoá chất và giảm vật tư đầu vào gây hại cho môi trường.
2. Thay thế các đầu vào và thực hành truyền thống bằng các giải pháp sinh học.
3. Thiết kế lại các hệ thống sản xuất nông nghiệp sinh thái dựa trên nguyên tắc nông nghiệp sinh thái.
4. Liên kết người tiêu dùng và nhà sản xuất thông qua phát triển các chuỗi thực phẩm nông nghiệp sinh thái.
5. Xây dựng một hệ thống lương thực nông nghiệp sinh thái cấp vùng, toàn quốc dựa trên sự tham gia, bản sắc vùng miền, bình đẳng và công bằng.
TIẾP CẬN CHUYỂN ĐỔI NÔNG NGHIỆP SINH THÁI PHÙ HỢP VỚI VIỆT NAM
Kết hợp các tiếp cận:
- Từ dưới lên Sáng kiến của Cộng đồng.
- Từ trên xuống – Chính sách của Nhà nước để mở rộng quy mô.
Kế thừa các yếu tố tích cực về Nông nghiệp sinh thái đã áp dụng và áp dụng các kỹ thuật mới.
• Có sự hỗ trợ của chuyển đổi số để giảm sức lao động, cải thiện hiệu quả.
• Xây dựng Lộ trình chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái quốc gia để định hướng cho các địa phương xây dựng kế hoạch.
CỤ THỂ HOÁ CÁC NGUYÊN TẮC NÔNG NGHIỆP SINH THÁI PHÙ HỢP VỚI ĐỊA PHƯƠNG
13 nguyên tắc của Nông nghiệp sinh thái
1. Tái chế; 2. Giảm vật tư hoá chất; 3. Làm đất; 4. Sức khoẻ vật nuôi; 5. Đa dạng sinh học; 6. Tính hiệp lực/Cộng hưởng; 7. Đa dạng hoá hoạt động kinh tế; 8. Đồng tạo lập tri thức; 9. Giá trị xã hội và khẩu phần ăn; 10. Công bằng; 11. Kết nối; 12. Quản trị đất và tài nguyên thiên nhiên; 13. Sự tham gia
21 tiêu chí (câu hỏi) cụ thể của địa phương miền núi 1. Quản lý phụ phẩm cây trồng; 2. Quản lý nguồn nước; 3. Sử dụng vật tư hoá chất (phân bón, thuốc BVTV); 4. Kỹ thuật làm đất; 5. Đánh giá mức độ thoái hoá đất; 6. Phúc lợi động vật (tiêm chủng vắc xin); 7. Đa dạng giống loài cây trồng; 8. Đa dạng các lâm sản ngoài gỗ có thể thu; 9. Thức ăn chăn nuôi; 10. Phân chuồng; 11. Các vùng đa chức năng (nông nghiệp + du lịch...); 12. Đa dạng nguồn thu nhập; 13. Mức độ giảm nợ nần; 14. Đa dạng các mối quan hệ xã hội; 15. Công bằng giới; 16. Mức độ tự túc lương thực thực phẩm; 17. Được tư vấn về khẩu phần ăn (dinh dưỡng); 18. Được quyền tham gia bàn bạc về các hoạt động hỗ trợ từ bên ngoài; 19. Khó khăn trong việc kết nối với thị trường, tham gia liên kết chuỗi giá trị; 2 0. Quản trị có trách nhiệm đất và các nguồn lợi tự nhiên (rừng, đa dạng sinh học...); 21. Các hoạt động tập thể, hợp tác (HTX, Tổ hợp tác, hội...) MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP SINH THÁI CHO CÁC VÙNG ĐỒNG BẰNG • Nông nghiệp thông minh với BĐKH: Tưới khô ướt xen kẽ (AWD) • Bản đồ rủi ro về kế hoạch thích ứng với BĐKH (IRRI) • Hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), 1 phải 5 giảm • Tiêu chuẩn canh tác lúa bền vững (SRP) • Kỹ thuật xử lý rơm rạ tuần hoàn (IRRI) • Hệ hệ thống tổng hợp trồng trọt- thuỷ sản: Lúa - Tôm, Lúa – Cá • Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) • Sử dụng phân bón chính xác • Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý • Nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, phát triển chuỗi giá trị.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÔNG NGHIỆP SINH THÁI CHO VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI • Nông lâm kết hợp. • Nông nghiệp bảo tồn. • Nông nghiệp cảnh quan. • Hệ thống tổng hợp trồng trọt-chăn nuôi. • Nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch, chuỗi giá trị. • Quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM). • Sử dụng nước tiết kiệm và phân bón chính xác. • Nông nghiệp tái sinh, tuần hoàn. • Giải pháp thuận thiên: Sử dụng giống bản địa… • Nông nghiệp đảm bảo đủ dinh dưỡng.
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ (OA) Nông nghiệp hữu cơ nhằm mục đích duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa vào các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và các chu kỳ tự nhiên thích ứng với điều kiện địa phương, thay vì sử dụng đầu vào hóa học với những tác động bất lợi tiềm ẩn. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học để mang lại lợi ích cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng cũng như chất lượng cuộc sống tốt đẹp cho tất cả những người tham gia.
Trang trại hữu cơ PGS ở Việt Nan HỆ THỐNG THÂM CANH LÚA CẢI TIẾN, BỀN VỮNG (SRI/SRP)
Hệ thống thâm canh lúa gạo, được gọi là SRI là một phương pháp tiếp cận sinh thái nông nghiệp nhằm tăng năng suất lúa gạo (và gần đây là các loại cây trồng khác) bằng cách thay đổi cách quản lý cây trồng, đất, nước và chất dinh dưỡng.
Mô hình lúa SRI ở Quảng Nam
SRI là tiến bộ kỹ thuật trong canh tác lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận từ ngày 15/7/2007 tại quyết định số 3062/QĐ – BNN – KHCN. NÔNG LÂM KẾT HỢP (AF)Nông lâm kết hợp là tên gọi chung cho các hệ thống và công nghệ sử dụng đất trong đó các cây thân gỗ lâu năm (cây, cây bụi, cọ, tre, v.v.) được sử dụng có chủ ý trên cùng các đơn vị quản lý đất đai như cây nông nghiệp và/hoặc động vật, dưới một số hình thức sắp xếp không gian hoặc trình tự thời gian. Nông lâm kết hợp là một phương thức quản lý tài nguyên thiên nhiên năng động, dựa trên sinh thái. Vườn cà phê và đào (ảnh trái) và cCà phê và đỗ NÔNG NGHIỆP BẢO TỒN (CA)
Nông nghiệp bảo tồn (CA) là một phương pháp quản lý hệ sinh thái nông nghiệp nhằm cải thiện và duy trì năng suất nông nghiệp, tăng lợi nhuận và an ninh lương thực đồng thời bảo tồn và tăng cường cơ sở tài nguyên và môi trường.
Trồng nấm rơm ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ.
Một sô một số thực hành nông nghiệp bảo tồn nhằm kết hợp bảo tồn độ ẩm của đất và chất hữu cơ, giảm xói mòn và tối ưu hóa việc sử dụng các nguyên, vật liệu đầu vào cho các loại cây trồng theo mùa Từ lâu Việt Nam đã phổ biến một số phương pháp canh tác bảo tồn như: không cày, cày thành từng dải, cày thành luống cao, cày phủ; Cây trồng vụ trước sau khi thu hoạch được lấp ngay xuống rãnh, vùi lấp cùng với phân bón. Cây trồng vụ mới được gieo trồng ngay trên đỉnh của vồng mà không cần làm đất; dùng lớp che phủ - 1/3 diện tích bề mặt đất được phủ bởi tồn dư của các cây hoa mầu vụ trước. MÔ HÌNH KẾT HỢP TRỒNG TRỌT - CHĂN NUÔI/THUỶ SẢN (VAC)Phần này đề cập đến các phương pháp canh tác tổng hợp đã được quảng bá như là giải pháp thay thế cho nông nghiệp Cách mạng Xanh kể từ những năm 1990 để canh tác tự cung tự cấp. Hệ thống VAC ở Việt Nam (VAC trong tiếng Việt “vườn/ao/chuồng chăn nuôi”. QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP (IPM)/ QUẢN LÝ SỨC KHOẺ CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM)Nông nghiệp tổng hợp cung cấp thực phẩm chất lượng cao và các sản phẩm khác bằng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và cơ chế điều tiết thay vì gây ô nhiễm đầu vào hóa học để đảm bảo canh tác bền vững. Các kỹ thuật nông học và phương pháp sinh học/vật lý/hóa học được lựa chọn cẩn thậnvà đảm bảo cân bằng có tính đến sức khỏe của con người. Mạng lưới Học hỏi về Nông nghiệp sinh thái Đông Nam Á (ALiSEA)
ALiSEA là một nền tảng khu vực được ra đời trong Dự án ACTAE (2015 - 2019), đáp ứng nhu cầu trao đổi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp sinh thái ở Đông Nam Á.
• Liên minh thúc đẩy sự hiểu biết rộng rãi về các khái niệm nông nghiệp sinh thái và các thành viên khẳng định mối quan tâm của họ đối với một cách tiếp cận toàn diện khi xem xét toàn bộ quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái
• Với ALiSEA, các bên liên quan có thể tham gia và học hỏi lẫn nhau về quá trình chuyển đổi nông nghiệp sinh thái và góp phần nâng cao tầm nhìn về nông nghiệp sinh thái ở cấp quốc gia và khu vực thông qua sự hỗ trợ ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông.
• ALiSEA có sự đa dạng của các bên liên quan (CSO và NGO, tổ chức Nông dân, Viện Nghiên cứu và Trường, Khu vực tư nhân và Chính phủ…) và tập trung vào phạm vi địa lý rộng lớn (Khu vực Mê Kông).
• Đến năm 2023, nó đã quy tụ được hơn 170 thành viên tổ chức (46 của Việt nam) từ cách tiếp cận khác nhau về Nông nghiệp Sinh thái.
• Để tìm thêm thông tin về Mạng lưới ALiSEA, hãy truy cập trang web tại: https://ali-sea.org. • Chuyển đổi nông nghiệp sinh thái là nền tảng của chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm.
• Xây dựng Lộ trình chuyển đổi Nông nghiệp sinh thái cấp quốc gia và kế hoạch chuyển đổi nông nghiệp sinh thái ở cấp tỉnh.
• Tăng cường đầu tư nghiên cứu các giải pháp nông nghiệp sinh thái phù hợp ở các vùng sinh thái khác nhau, kết hợp chuyển đổi số.
• Xây dựng bản đồ đất số hoá, sử dụng chính xác và hiệu qủa các vật tư đầu vào nông nghiệp sinh thái.
• Nghiên cứu các phương pháp đánh giá hiệu qủa và công cụ theo dõi.
• Xây dựng tài liệu thúc đẩy khuyến nông cộng đồng và chia sẻ kinh nghiệm các giải pháp nông nghiệp sinh thái phù hợp với các tiểu vùng sinh thái khác nhau.
• Nghiên cứu phát triển chuỗi giá trị của sản phẩm nông nghiệp sinh thái.
• Truyền thông xã hội về nông nghiệp sinh thái.
Theo Danviet
|
Trở lại In Số lần xem: 269 |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|