Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Nghiên cứu thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh
Thứ năm, 11-08-2016 | 06:40:21
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Một nhà côn trùng học của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang cung cấp cho người trồng cam quýt những chỉ dẫn rất cần thiết về thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh Huanglongbing (HLB), hay bệnh vàng lá gân xanh.
HLB gây thiệt hại cho người trồng cam quýt Florida khoảng 1,3 tỷ USD từ năm 2005. Căn bệnh này do một loại vi khuẩn gây ra và lây lan nhờ loài rầy chổng cánh châu Á ăn lá của cây bị nhiễm bệnh và mang mầm bệnh truyền từ cây này sang cây khác. Thuốc trừ sâu hiện đang là lựa chọn tốt nhất cho việc kiểm soát HLB. David G. Hall cùng với Phòng Nghiên cứu Trồng trọt của Mỹ trực thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS) Mỹ ở Fort Pierce, Florida, đã nghiên cứu xem liệu cây có dễ bị măc bệnh hơn khi ra lá mới - giai đoạn mang tính chu kỳ được gọi là "đâm chồi nảy lộc" xảy ra ba hoặc bốn lần trong một năm. Chu kỳ đâm chồi nảy lộc của cây cam quýt ở Florida thường xảy ra trong tháng 2, vào cuối tháng 5, và một lần nữa vào cuối tháng 8. Các nhà nghiên cứu có thể thúc ra lá mới ở bất kỳ thời điểm nào trong năm bằng cách bấm tỉa các cành nhỏ. Hall và các đồng nghiệp của ông đã tỉa cành của các nhóm cây ở 3 khoảng thời gian so le.
Nhóm đầu tiên được tỉa 3 tuần trước khi cho tiếp xúc với những con rầy bị nhiễm bệnh để mô phỏng các cây trong giai đoạn "chồi cũ". Một nhóm thứ hai đã được tỉa hai tuần sau đó để mô phỏng "đâm chồi nảy lộc mới", và một nhóm thứ ba đã được tỉa 2 tuần sau đó để mô phỏng cây đâm chồi nảy lộc. Ngay sau khi bấm tỉa lần thứ ba, các nhà khoa học đã thả những con rầy nhiễm HLB và cho nó ăn lá cây trong một tuần. Các nhà nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh sau 6 tháng. Kết quả cho thấy cây đâm chồi nảy lộc có tỷ lệ nhiễm cao hơn nhiều so với cây "không đâm chồi nảy lộc", và rằng nhóm cây bấm tỉa đầu tiên (chồi cũ) có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Trong một thử nghiệm, cây tiếp xúc với HLB ở giai đoạn chồi cũ có tỉ lệ nhiễm bệnh là 80%, tỉ lệ nhiễm của những cây tiếp xúc trong giai đoạn mới đâm chồi nảy lộc là 23%, và những cây không đâm chồi nảy lộc chỉ bị nhiễm 3%. Các kết quả đã cho người trồng thấy được tầm quan trọng của việc giám sát rầy khi cây đang trong giai đoạn đâm chồi nảy lộc, và rằng cần phải quan tâm tới cây có chồi cũ và hướng mục tiêu tới sử dụng thuốc trừ sâu, Hall nói.
K.P. - Mard, theo ARS.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|