Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  24
 Số lượt truy cập :  36647827
Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam
Thứ tư, 29-01-2025 | 08:10:48

Phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung, hoạt động theo nguyên tắc thị trường dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Nhà nước, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả.

 

Phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam- Ảnh 1.

Việt Nam phát triển thị trường các-bon theo mô hình tập trung.

Việt Nam hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

 

Mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã cam kết tại Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, tạo dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước và trên thị trường thế giới, phát triển nền kinh tế các-bon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

 

Đề án đặt mục tiêu đến trước tháng 6 năm 2025: Từng bước xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc triển khai thí điểm sàn giao dịch các-bon; xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tổ chức vận hành thị trường các-bon.

 

Năng lực quản lý, tổ chức vận hành thị trường các-bon của cơ quan quản lý nhà nước, năng lực và nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đáp ứng việc sẵn sàng tham gia thị trường các-bon.

 

Theo Đề án, hàng hóa trên thị trường các-bon gồm 02 loại:

 

1- Hạn ngạch phát thải khí nhà kính, được phân bổ cho các cơ sở thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo phương thức miễn phí và phương thức đấu giá.

 

2- Tín chỉ các-bon được xác nhận giao dịch trên thị trường, trong đó gồm:

 

- Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước theo quy định của pháp luật;

 

- Tín chỉ các-bon thu được từ chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon quốc tế: Tín chỉ các-bon thu được từ Cơ chế phát triển sạch (CDM); Tín chỉ các-bon thu được từ Cơ chế tín chỉ chung (JCM); Tín chỉ các-bon thu được theo Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

Phương thức giao dịch

Việc giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ các-bon được thực hiện trên sàn giao dịch các-bon trong nước.

 

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội xây dựng và cung ứng dịch vụ sàn giao dịch các-bon trong nước theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.

 

Việc tổ chức giao dịch trên thị trường các-bon được thực hiện theo phương thức tập trung trên sàn giao dịch các-bon.

 

Hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác nhận được giao dịch trên sàn sẽ được cấp mã số trong nước để phục vụ cho việc giao dịch, mã số được cấp là duy nhất và không trùng lắp. Chủ thể khi tham gia giao dịch trên thị trường các-bon tại Việt Nam có tài khoản lưu ký giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính hoặc tài khoản lưu ký giao dịch tín chỉ các-bon. Hoạt động đăng ký, cấp mã số hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon được thực hiện tập trung để đảm bảo dữ liệu được thống nhất, đồng bộ và bảo đảm yêu cầu quản lý, giám sát.

 

Tổng Công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung ứng dịch vụ lưu ký, thanh toán giao dịch theo yêu cầu nghiệp vụ về tổ chức, quản lý thị trường và các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng.

 

Việc thanh toán giao dịch sẽ do hệ thống tự động thực hiện trên cơ sở kết quả giao dịch do Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội gửi, đảm bảo nguyên tắc việc chuyển giao hàng hóa được thực hiện đồng thời với thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán. Việc thanh toán tiền cho giao dịch trên sàn giao dịch các-bon do ngân hàng thương mại đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thanh toán giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon thực hiện.

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan tổ chức vận hành thị trường các-bon trong nước, đảm bảo không để phát triển tự do, tự phát, gây thất thoát tài nguyên, tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội.

Lộ trình triển khai thị trường các-bon

Giai đoạn thực hiện thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028

 

- Triển khai thực hiện thí điểm thị trường các-bon trên toàn quốc. Việc chuyển nhượng tín chỉ các-bon, kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho đối tác nước ngoài, quốc tế được nghiên cứu, quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật và được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

 

- Toàn bộ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí cho các cơ sở phát thải khí nhà kính thuộc một số lĩnh vực phát thải lớn.

 

- Tín chỉ các-bon được xác nhận giao dịch trên sàn giao dịch các-bon, trong đó gồm các tín chỉ các-bon thu được từ: (i) Chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon trong nước; (ii) Cơ chế phát triển sạch (CDM); (iii) Cơ chế tín chỉ chung (JCM); (iv) Cơ chế theo Điều 6 Thỏa thuận Paris.

 

- Tỷ lệ tín chỉ các-bon sử dụng để bù trừ phát thải khí nhà kính trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định.

 

- Chủ thể tham gia giao dịch trên sàn giao dịch các-bon là: (i) các cơ sở phát thải khí nhà kính lớn thuộc Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính; (ii) tổ chức, cá nhân đủ điều kiện được tham gia mua, bán tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon.

 

Giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029

 

- Thị trường các-bon được vận hành chính thức trên toàn quốc.

 

- Các lĩnh vực, cơ sở được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét mở rộng theo lộ trình.

 

- Hạn ngạch phát thải khí nhà kính được nghiên cứu, xem xét phân bổ miễn phí và phân bổ qua đấu giá. Tỷ lệ chi tiết về phân bổ miễn phí, đấu giá hạn ngạch phát thải khí nhà kính sẽ được đề xuất trong giai đoạn triển khai thí điểm và sau khi có đầy đủ thông tin, số liệu về hạn ngạch phát thải khí nhà kính được cấp, khối lượng giao dịch.

 

- Xem xét bổ sung thêm các loại tín chỉ các-bon được xác nhận để giao dịch trên sàn giao dịch các-bon.

 

- Tỷ lệ tín chỉ các-bon sử dụng để bù trừ phát thải trên tổng số hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phân bổ cho cơ sở do Chính phủ quy định.

 

- Xem xét mở rộng chủ thể được tham gia giao dịch tín chỉ các-bon trên sàn giao dịch các-bon (điều chỉnh điều kiện tổ chức, cá nhân được tham gia giao dịch trên sàn giao dịch các-bon)... 

5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp

Đề án đưa ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện: Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hàng hóa trên thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về chủ thể tham gia thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về hệ thống đăng ký quốc gia và sàn giao dịch các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về tổ chức vận hành thị trường các-bon; Nhóm các nhiệm vụ, giải pháp về nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực.

 

Phương Nhi - Chinhphu.

Trở lại      In      Số lần xem: 184

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hội thảo quốc gia về khoa học cây trồng lần thứ hai: Nhiều vấn đề về nông nghiệp được bàn thảo
  • Việt Nam đang đi đầu trong chuyển đổi sang nền nông nghiệp sinh thái
  • Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển hiện nay có khả năng đạt mức cảnh báo, cao hơn 1.5 độ trên đất liền
  • Lợi nhuận ngành cao su chủ yếu đến từ… gỗ
  • Giống lúa lai Trung Quốc chính thức phá kỷ lục năng suất thực tế
  • FAO: Chỉ số giá thực phẩm tháng 7/2016 giảm nhẹ
  • Phát hiện ánh sáng có thể tồn tại dưới dạng mà trước đây chưa từng biết
  • Quy định xuất khẩu chanh leo chính ngạch sang Trung Quốc
  • Ngành chăn nuôi hành động để giữ tăng trưởng bền vững
  • Ưu tiên hỗ trợ DN phát triển nông nghiệp
  • Sử dụng kỹ thuật hạt nhân để bảo vệ đất
  • Loại thực phẩm mới trồng ngay trong bếp của bạn
  • Ứng dụng sinh học tổng hợp để hạn chế sự sinh trưởng của vi khuẩn và điều phối giải phóng dược chất
  • Thái Lan thiết lập những cánh đồng lúa siêu lớn
  • Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với nông nghiệp Mỹ
  • Phí bản quyền và Phí trả trước trong chuyển giao công nghệ patent
  • Hội thảo mô hình sản xuất thử giống lúa ĐTM 126 tại xã Long Thuận – huyện Bến Cầu tỉnh Tây Ninh
  • Mô hình phát triển nông nghiệp hiện đại và hàm ý về chính sách
  • SuperMeat đang tìm cách thay thế lò mổ bằng khoa học
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD