Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 17 | |
Số lượt truy cập : 35716303 | |
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Thứ sáu, 15-11-2024 | 08:32:10
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.
Nhà nghiên cứu Bruce Pascoe - tác giả cuốn sách "Hạt giống đen", được ghi nhận với những phát hiện có khả năng làm xoay chuyển khoa học cây trồng ở Úc. Hạt giống cổ đại có thể là chìa khóa cho nông nghiệp chống chịu biến đổi khí hậuGiới học giả đang tranh luận sôi nổi về việc, liệu các loại cây trồng truyền thống của thổ dân Úc có thể trở thành nguồn lương thực phù hợp cho tương lai hay không. Cuốn sách “Hạt giống đen: Nguồn gốc nông nghiệp hay sự ngẫu nhiên?” của Bruce Pascoe, xuất bản năm 2014, sau một thập kỷ đã thổi bùng lên những phản ứng, nhờ góc nhìn độc đáo về hoạt động canh tác của thổ dân trên quần đảo Torres Strait.
Tác giả Pascoe cho rằng, người thổ địa Úc có thể là một trong những cộng đồng đầu tiên đặt nền móng cho nông nghiệp. Từ xa xưa, thổ dân Úc đã biết nuôi lươn, trồng ngũ cốc và thu hoạch các loại kê bản địa trên vùng đất khô hạn.
Quan điểm này thu hút nhiều nhà nghiên cứu về cộng đồng thổ dân, song cũng gặp phải không ít chỉ trích. Có người cho rằng lập luận của Pascoe thiếu chính xác, thậm chí bóp méo sự thật, và đặt câu hỏi liệu thổ dân Úc có thực sự là những người đầu tiên bắt đầu hoạt động canh tác nông nghiệp.
Một minh chứng thú vị về khả năng thích ứng của các loại cây bản địa là loài cỏ gai nổi tiếng ở Úc, chỉ mọc trên những vùng đất cằn cỗi. Từ lâu, thổ dân Úc đã sử dụng hạt của loài cỏ này để làm bánh kếp, và dùng nhựa của chúng như một chất kết dính quan trọng trong sản xuất vũ khí thời tiền sử.
Khoảng 30.000 năm trước, tại khu vực Victoria, bộ lạc Dja Dja Wurrung đã phát hiện ra một loại cỏ có thể được dùng để làm bánh mì và tạo dây lưới đánh cá. Về sau, loại cỏ này trở thành nguồn thức ăn cho gia súc trong giai đoạn đầu thuộc địa ở Úc. Đáng chú ý, loại cỏ này không chỉ có khả năng chịu hạn mà còn được chế biến thành cỏ khô cho gia súc, giúp đối phó với tình trạng khan hiếm nước hiện nay.
Làm thế nào mà họ sản xuất ra những thực phẩm ấy? Nguồn gốc của những loại cây trồng này nằm ở đâu trong hàng nghìn loại thực vật bản địa trên đất Úc? Đây là những câu hỏi quan trọng dành cho các nhà khoa học, những người đang tìm kiếm giải pháp lương thực thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
Cỏ kangaroo được người bản địa trồng khắp vành đai lúa mì Úc hàng nghìn năm nay. Vai trò của di truyền học và khảo cổ họcCác nhà khoa học trên thế giới đang kết hợp giữa di truyền học cây trồng và khảo cổ học để tìm hiểu cách thức thổ dân Úc từng trồng trọt và sản xuất lương thực, cũng như khai thác các kỹ thuật nhằm tăng năng suất từ những loài cây này. Chẳng hạn, giống ngô hiện nay được nông dân Úc trồng đã khác xa với phương pháp của tổ tiên do những thay đổi trong kỹ thuật canh tác qua từng thời kỳ.
Một câu chuyện thú vị khác là cách thổ dân Úc nhân giống thành công một loại đậu đen bản địa, biến nó thành một loại cây trồng phổ biến trên khắp đất nước. Những thành tựu này cho thấy sự sáng tạo và khả năng thích nghi đáng kinh ngạc trong nông nghiệp của thổ dân Úc, để lại những bài học quý giá cho nền nông nghiệp hiện đại.
Các nhà nghiên cứu ở Úc khẳng định, phương thức sản xuất lương thực thời cổ đại là di sản vô giá cho ngành nông nghiệp Úc. Việc tìm ra 4 giống lúa hoang cổ đại tồn tại tới ngày nay được coi là đột phá của ngành khảo cổ học Úc.
Theo nghiên cứu, bộ tộc thổ dân ở phía Bắc Úc đã canh tác giống lúa hoang trên những thửa ruộng ở vùng đồng bằng quanh năm ngập úng. Việc thổ dân cổ đại có thể sàng lọc được giống lúa tốt nhất đã gây bất ngờ cho giới khoa học, cho thấy người cổ đại đã thích ứng với điều kiện khó khăn của thổ nhưỡng, tạo ra nguồn lương thực bền vững.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng chưa thể đưa ra kết luận chắc chắn về giống lúa hoang này có phải do con người tìm ra và nhân giống hay do sự sàng lọc của tự nhiên.
Giai đoạn tiếp theo, giới khảo cổ học tiếp tục tìm ra chính xác nguồn gốc của lương thực thời tiền sử. Đây sẽ là kiến thức quý giá để người bản địa ngày nay có thể ứng dụng trong canh tác cây trồng.
Hoa Lay Ơn - NNVN. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 163 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|