Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
Đang trực tuyến : 25 | |
Số lượt truy cập : 34478110 | |
Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản
Thứ hai, 02-09-2024 | 06:37:59
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Những năm qua, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, ngành đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng trưởng duy trì ở mức cao hơn so với chỉ tiêu đề ra. Ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng hàng hóa Ngày 28/8, tại diễn đàn “Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, tái cơ cấu ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững trong chuỗi giá trị nông sản là một vấn đề lớn, một chủ đề quan trọng đối với tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Thời gian qua, ngành Nông nghiệp thực hiện chủ trương tái cơ cấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, to lớn, tăng trưởng duy trì ở mức cao - năm 2023 tăng 3,83%, cao hơn mức Chính phủ giao. 6 tháng đầu năm 2024, ngành Nông nghiệp tăng trưởng 3,38%, nhiều chuỗi giá trị ngành hàng được hình thành, phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam đã có mặt tại các thị trường quốc tế (kể cả thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản). Sản lượng các loại cây trồng và vật nuôi chủ lực như lúa, cà phê, cao su, trái cây, thủy sản ngày càng tăng. Các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được phát triển phù hợp với điều kiện sản xuất của vùng, tiểu vùng và từng địa phương đê nâng cao giá trị sản phẩm; nhiều mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp đã được hình thành, phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn. Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được áp dụng nhiều vùng trong cả nước, đối với cây lúa, cây ăn trái, chăn nuôi, thuỷ sản… trong đó thành công tiêu biểu nhất ở TP. Cần Thơ, đối với mô hình cánh đồng lớn, vườn cây ăn trái tập trung chuyên cạnh đạt hiệu quả cao. Doanh thu bình quân 500 triệu đồng/ha/năm. Cũng tại vùng ĐBSCL, thành quả đạt được khi áp dụng mô hình nông nghiệp công nghệ cao cụ thể: Đồng Tháp, thành công với mô hình trồng xoài Cát Hoà Lộc đạt sản lượng 10.000 tấn/năm; nuôi tôm thẻ siêu thâm cạnh tại Bạc Liêu cho năng suất 80 tấn/ha/năm, doanh thu đạt 9,2 tỷ đồng/ha…
Vai trò quan trọng của HTX Cũng tại Diễn đàn, Chủ tịch liên minh HTX Việt Nam, bà Cao Xuân Thu Vân cho biết: Trong gần 8 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thuỷ sản trong cả nước có nhiều điểm sáng nổi bậc. Điều này khẳng định việc tái cơ cấu nông nghiệp đang đi đúng hướng, thực hiện đúng đường lối phát triển ngành nông nghiệp, trong đó sự đóng góp cực kì quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác với hơn 20.000 HTX nông nghiệp và hàng chục ngàn tổ hợp tác nông nghiệp với hơn 3,8 triệu thành viên HTX là nông dân.
Bà Cao Xuân Thu Vân, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn. Hiện nay, cả nước đang có trên 4.000 HTX tham gia liên kết theo chuỗi giá trị, chiếm gần 13% tổng số HTX. Việc phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản là vấn đề sống còn trong tái cơ cấu nông nghiệp nhằm đáp ứng thị trường quốc tế đang tiếp tục được mở rộng với Việt Nam. Mặc dù có nhiều lợi thế nhưng mặt hạn chế vẫn có, những thách thức nhất định cho việc phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản. Đặc biệt là mối liên kết giữa các liên kết trong cùng một khâu cũng như giữa các khâu với nhau trong chuỗi giá trị còn khá lỏng lẻo. Chính vì thế, trong các giải pháp phá triển chuỗi giá trị nông sản, bền vững và hiệu quả không thể thiếu vai trò nòng cốt của các HTX nông nghiệp. Trong tương lai, các HTX nông nghiệp cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động theo hướng phát triển bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhất là nắm bắt kịp thời xu hướng tiêu dùng nông sản xanh của thị trường trong và ngoài nước, việc xanh hoá, nền nông nghiệp không phải gánh nặng mà là cơ hội, do đó các chỉ thể trong chuỗi này phải hướng tới áp dụng các tiêu chuẩn mới điều chỉnh hoạt động cho phù hợp nhất, hiệu quả nhất. Phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại và thách thức, nhất là trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, cạnh tranh ngày càng cao cùng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chưa hợp lý; năng suất và chất lượng nhiều nông sản chưa cao trong khi xu hướng tiêu dùng xanh và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường; bảo vệ môi trường; phương thức sản xuất còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Hệ thống logistics và chuỗi cung ứng còn yếu kém, dẫn đến tình trạng thất thoát sau thu hoạch và chi phí sản xuất cao... Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, để nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản, phải triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị, quyết định của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến cơ cấu lại ngành Nông nghiệp. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Cần tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hiệu quả theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tập trung vào các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ an toàn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi, sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hoá trong quản lý sản xuất. Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thuỷ chia sẻ thêm, ngành Nông nghiệp cần có các giải pháp về tổ chức sản xuất như: Hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng hàng nông sản xuất khẩu theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn; khuyến khích các hộ nuôi trồng sản phẩm nông sản đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP… Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với vai trò là người điều hành chuỗi cần chủ động tiếp cận và ký kết các bản ghi nhớ về liên kết; sau đó tiến tới ký kết hợp đồng chính thức với các hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch, theo hướng hợp đồng đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo lập niềm tin cho các hộ nông dân nuôi trồng, khuyến khích họ có trách nhiệm với việc nuôi trồng sản phẩm nông sản xuất khẩu.
Võ Dương - KTNT.
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Trở lại In Số lần xem: 42 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|