Xuất khẩu cà phê từ Việt Nam, nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới, có thể giảm 1/4 đến một nửa so với lượng xuất khẩu trong tháng giêng do các hoạt động giao dịch kém hơn trong kỳ nghỉ lễ tháng hai.
Sau mấy tuần liên tục sụt giảm, giá lúa gạo hàng hóa ở ĐBSCL đã chững lại và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Thông tin từ nhiều doanh nghiệp cho thấy ngay trong tháng 2 này, giá lúa sẽ không giảm tiếp nữa mà sẽ tăng nhẹ khi vụ Đông xuân bước vào thu hoạch rộ, bởi đang và sẽ có những yếu tố “kích” giá lúa gạo trong nước.
Chỉ còn mươi ngày nữa là đến Tết Nguyên đán. Thế mà, giá cà phê nội địa cứ tăng vùn vụt kể từ ngày thứ tư 29-1 đến nay. Trước đây, dù khi sản lượng cả nước còn thấp, cứ trước Tết, giá cà phê nội địa thường xuống thê thảm. Từ vài năm nay, hiện tượng tiêu cực này được giảm dần. Thời gian trước đây, khi tín dụng ngân hàng còn thoải mái, các nhà xuất khẩu thường mua cực mạnh dưới sức ép giao hàng chạy kế hoạch để lấy lương thưởng Tết, gặp phải nông dân cần tiền tiêu mấy ngày lễ, đã làm giá cà phê không ít lần điêu đứng các dịp thế này.
Do từ cuối năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, mưa to kéo dài cũng như diện tích cây trồng bị thu hẹp nên sản lượng đậu tương nước ta năm 2011 giảm 14% so với năm 2010 xuống cón 254,2 nghìn tấn. Quy mô sản xuất vẫn còn tương đối nhỏ và không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sản lượng năm 2011 giảm khá xa so với mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đã đề ra trong năm 2010 (325 nghìn tấn) và mục tiêu năm 2020 (700 nghìn tấn). Nguyên nhân chủ yếu là do năng suất cây trồng còn thấp, chi phí sản xuất lại khá cao và công nghệ thu hoạch vẫn còn rất lạc hậu.
Hầu hết hạt điều của Việt Nam được trồng ở miền nam, với năng suất trung bình 1,06 tấn/ha. Tổng cộng 245 nhà sản xuất trong nước không có đủ nguyên liệu và chất lượng nguyên liệu cũng không ổn định do sản lượng chỉ đáp ứng 75% công suất chế biến.
Năm 2012,Việt Nam đã nhập khẩu 3,9 triệu tấn phân bón các loại, trị giá 1,6 tỷ USD, giảm cả về lượng và trị giá so với năm 2011, giảm lần lượt 6,91% và 4,82%.
Các nhà trồng hạt tiêu Việt Nam cần phải chú ý hơn đến canh tác bền vững khi họ đối mặt với năng suất giảm, mối đe dọa sâu bệnh và tình hình dư cung mà sẽ làm giảm giá và thu nhập, một chuyên gia cảnh báo.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2012, xuất khẩu chè đạt 146.708 tấn, trị giá 224.589.666 USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2012 Pakistan vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều nhất chè của Việt Nam, với lượng nhập 24.045 tấn, trị giá 45.304.840 USD, tăng 38% về lượng và tăng 39% về trị giá năm 2012, chiếm 20,1% tổng trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam.
Mức giá thành sản xuất lúa kế hoạch vụ Đông Xuân 2012-2013 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long vừa được Bộ Tài chính công bố từ 3.134 đến 4.474 đồng/kg.