Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  11
 Số lượt truy cập :  35716564
Thiên tai và biến đổi khí hậu buộc ngành chăn nuôi phải chuyển mình thích ứng
Thứ bảy, 23-11-2024 | 07:23:37

Theo các phân tích của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trong báo cáo Climate Change 2023 cho thấy, biến đổi khí hậu gây nhiều hậu quả và ảnh hưởng tác động tiêu cực đến mọi mặt. Trong đó, biến đổi khí hậu tác động đến cả 3 khía cạnh chính là môi trường, kinh tế và xã hội trên toàn cầu.

 

Ở Việt Nam, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng đến khí hậu. Nhiệt độ trung bình tăng từ 0,5 - 0,7°C/thập kỷ trong 50 năm qua. IPCC dự báo, nền nhiệt của nước ta sẽ tăng 1 - 2°C vào cuối thế kỷ 21.

 

Mưa trung bình năm ở nước ta cũng đang có xu hướng tăng, nhưng phân bố không đều tại các vùng miền. Trong khi tại miền Bắc, mưa lũ gia tăng, nguy cơ lũ lụt cao hơn thì miền Trung tình trạng khô hạn ngày càng trở nên gay gắt, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất. Còn miền Nam mực nước biển dâng cao, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

 

GS.TS Dương Nguyên Khang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học công nghệ, Đại học Nông lâm TP. HCM đánh giá, vấn đề này gây ra những thách thức lớn cho nông nghiệp, an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng. Ngành chăn nuôi nói riêng đang là đối tượng chịu tác động rất lớn bởi biến đổi khí hậu với các tác động chính là hạn hán, xâm nhập mặn và nền nhiệt tăng.

 

“Những tác động này dẫn đến thay đổi tập tính và tính thích nghi của mọi sinh vật sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất các giống vật nuôi. Từ đó, người chăn nuôi bị tác động không nhỏ, kéo theo tâm lý trong việc tái đàn, phát triển đàn hoặc gây ra hệ lụy về kinh tế”, GS.TS Dương Nguyên Khang phân tích.

 

Cụ thể, nhiệt độ tăng đang ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và năng suất sinh sản của vật nuôi. Stress nhiệt có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của các gen liên quan đến tăng trưởng, sinh sản, hiệu quả sử dụng thức ăn và khả năng kháng bệnh. Nhiệt độ tăng cao sẽ kéo theo đến việc nguồn nước bị thiếu hụt, xâm nhập mặn diễn ra nhanh hơn. Từ đó, nguồn nước dành cho việc chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

TS Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, nhiệt độ môi trường tăng cao làm suy yếu việc trao đổi chất và sức khỏe vật nuôi, dẫn đến suy giảm khả năng sản xuất. Từ đó, ngành chăn nuôi sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa trong việc tăng chi phí kiểm soát bệnh tật và tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dư lượng kháng sinh trên đàn vật nuôi.

 

 

“Biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi sự phân bố và mức độ phổ biến của các mầm bệnh ảnh hưởng đến vật nuôi như cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi... Nhiệt độ ấm hơn có thể mở rộng phạm vi ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh, làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh. Mặc khác, khí hậu nóng lên làm giảm khả năng chống chịu của cơ thể vật nuôi trước các bệnh nguy hiểm, từ đó làm tăng chi phí thuốc thú y. Nếu không có phương án thích ứng thì vật nuôi vô cùng mỏng manh trước tác động tiêu cực từ thời tiết cực đoan”, TS Phạm Công Thiếu cho hay.

 

Dưới tác động đó, người chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Trong đó, các chi phí sản xuất đều bị ảnh hưởng, làm tăng chi phí chăn nuôi, giảm lợi nhuận cũng như tính bền vững trong ngành chăn nuôi.

 

Cụ thể, nhiệt độ cao và các đợt nắng nóng kéo dài làm tăng mức tiêu thụ điện do nông dân dựa vào hệ thống thông gió, làm mát và ánh sáng nhân tạo để duy trì điều kiện tối ưu cho vật nuôi. Chi phí năng lượng cao sẽ khiến chi phí sản xuất tăng, giá thành sản xuất cao ảnh hưởng đến lợi nhuận của các trang trại.

 

Hơn nữa, sự khan hiếm nước, lượng mưa thay đổi và hạn hán có thể hạn chế nguồn nước sẵn có, nước nhiễm mặn, ảnh hưởng đến chất lượng nước, mức tiêu thụ nước của các trang trại, dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ gia cầm và hiệu quả hoạt động tổng thể.

 

 

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến, bão số 3 (bão Yagi) gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi nói riêng. Có khoảng hơn 22.800 con, gia cầm hơn 3 triệu con bị chết do ảnh hưởng từ bão số 3. Cùng với đó, nhiều trang trại, máy móc và trang thiết bị hư hỏng do ngập nước... Ước tính tổng thiệt hại cho ngành chăn nuôi khoảng hơn 1.000 tỷ đồng.

 

Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cùng vào cuộc để hỗ trợ về con giống, thức ăn, vật tư, hỗ trợ phòng chống dịch bệnh… để bà con sớm phục hồi sản xuất. Theo dự kiến, các tỉnh khu vực phía Bắc có đủ thời gian để phục hồi, tái đàn và sẽ không gây ảnh hưởng đến nguồn cung thực phẩm, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

 

Thế nhưng, phải nhìn nhận thẳng thắn, đây là dịp để ngành chăn nuôi và các địa phương tính toán hướng đi bền vững và chủ động ứng phó trước các biến động tiêu cực của thời tiết. Nhờ đó, bà con có thể yên tâm đầu tư, làm ăn bài bản, áp dụng công nghệ cao để tránh thiệt hại như vừa qua.

 

TS Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cho rằng, việc xây dựng các chiến lược dài hạn để ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai của nước ta cần nâng lên một vài bậc.

 

Mùa mưa bão hay hạn hán, xâm nhập mặn của Việt Nam nhìn chung vẫn xảy ra theo quy luật tự nhiên. Tuy mức độ khác nhau, khó lường nhưng nhìn chung là vẫn còn có thể phân tích dự báo được.

 

“Do đó, theo tôi, bão số 3 vừa qua là cơ hội để ngành chăn nuôi chuyển đổi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo tôi, chúng ta cần phải thực hiện 2 việc: kiên cố hóa chuồng trại và tỉa thưa đàn khi vào mùa mưa bão. Chuồng trại có thể được xây dựng theo dạng tầng, tiêu thoát nước tốt phù hợp với bão lũ tại Việt Nam.

 

Người chăn nuôi cũng cần chủ động giãn đàn, tỉa thưa lượng vật nuôi trong những tháng này. Thay vào đó, các trang trại có thể bù lại tổng số đàn vào những tháng cao điểm cuối năm, vừa đảm bảo kế hoạch sản xuất, vừa ít bị tác động xấu từ thiên tai”, TS Hạ Thúy Hạnh chia sẻ.

 

Tại khu vực Nam bộ, tuy ít chịu ảnh hưởng của bão lũ nhưng thời tiết nắng nóng quanh năm cũng khiến đàn vật nuôi dễ bị sốc nhiệt. Đặc biệt, gia cầm là loài dễ bị ảnh hưởng nhất, dẫn đến việc gà, vịt dễ bị bệnh, giảm năng suất và số lượng trứng.

 

 

Chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, không có khả năng cơ giới hóa, đầu tư thiết bị chuồng trại là đối tượng dễ chịu tác động nhiều nhất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế hộ nuôi mà còn kéo theo mất an toàn dịch bệnh của cả vùng nếu để xảy ra dịch.

 

Để hạn chế tình trạng nắng nóng làm vật nuôi dễ bị bệnh, oi bức, Phân viện Chăn nuôi Nam bộ cũng có hướng dẫn cách làm mát chuồng nuôi. Theo đó, bà con nông dân có thể lắp đặt hệ thống chống nóng có mái che, hệ thống phun sương liên tục trong những ngày nắng nóng để trực tiếp giảm nhiệt độ chuồng gia súc, gia cầm.

 

“Đối với vịt, người nuôi có thể dùng vòi tưới để phun trực tiếp trên sân, có kết hợp lưới làm khung che. Điều này làm vịt vừa được làm mát, có nơi trú ngụ, vui chơi kể cả khi nắng nóng. Đối với con gà thì có thể dùng hệ thống phun sương, phun trực tiếp lên mái chuồng để giảm nhiệt độ trực tiếp”, Thạc sĩ Lê Văn Trang, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia cầm Vigova chia sẻ.

 

 

Đông Nam bộ là vùng có tổng đàn vật nuôi rất lớn, trong đó có Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. Chỉ tính riêng tại Đồng Nai, tổng đàn lợn vào khoảng 2,08 triệu con, đàn gà là khoảng 21,71 triệu con, gia súc lớn khoảng 115.000 con, thủy cầm khoảng 3,1 triệu con và 8 triệu con cút.

 

Mặc dù có tổng đàn lớn là thế nhưng Đồng Nai được đánh giá là địa phương kiểm soát dịch bệnh khá tốt cho vật nuôi. Những năm gần đây, vật nuôi được bảo vệ khá tốt ngay cả trước điều kiện thời tiết "đỏng đảnh". Tình trạng bệnh tật, hao hụt trên cả 2 vật nuôi chính là lợn và gà đều không đáng kể.

 

Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho biết, để duy trì được sự ổn định này cho vật nuôi, phải kể đến sự trợ sức của mô hình chăn nuôi trang trại và công nghệ hiện đại. Tỉ lệ chăn nuôi trang trại của Đồng Nai hiện ở mức khoảng 90%, ở mức khá cao so với các tỉnh, thành khác.

 

“Hiện nay, phương thức nuôi nhốt hoặc bán chăn thả có kiểm soát đang được ngành chăn nuôi Đồng Nai áp dụng là chủ yếu. Tại hầu hết các trang trại, việc xây dựng hệ thống chuồng mát khép kín với trang thiết bị tự động điều chỉnh các thông số (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió…) đang là phương án được khuyến khích áp dụng”, bà Mai thông tin.

 

 

Đặc biệt, các cơ sở hạ tầng của Đồng Nai được chú trọng xây dựng có khả năng chống chịu với những biến đổi cực đoan của thời tiết tại khu vực, chẳng hạn như chuồng trại đảm bảo khả năng chống lũ lụt, thủy triều dâng hoặc giảm stress nhiệt.

 

Tại hệ thống trang trại của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát, chuồng trại được nâng cấp hệ thống thông gió và triển khai các cơ chế làm mát hiệu quả. Nhờ đó, chuồng nuôi có thể giảm bớt căng thẳng về nhiệt cho gia cầm, nâng cao sức khỏe và năng suất.

 

Theo ông Lê Văn Quyết, Giám đốc hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát, công nghệ cảm biến và bảo trì thường xuyên cũng đóng một vai trò phòng ngừa quan trọng.

 

Xung quanh chuồng nuôi và trang trại cũng được trồng cây xanh để làm giảm nhiệt độ khu vực chăn nuôi cũng như giảm thiểu tác động không mong muốn của chuồng/trại chăn nuôi. Đây còn là hàng rào, vùng đệm tự nhiên để chuồng nuôi cách ly với các nguồn bệnh.

 

Chi tiết xin xem tại https://nongnghiep.vn/thien-tai-va-bien-doi-khi-hau-buoc-nganh-chan-nuoi-phai-chuyen-minh-thich-ung-d407617.html

 

Theo NNVN.

Trở lại      In      Số lần xem: 129

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Hơn 120 quốc gia ký kết Hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu
  • Một số giống đậu tương mới và mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long
  • Các nước cam kết chống biến đổi khí hậu
  • 12 giống hoa được công nhận bản quyền
  • Thảo luận việc quản lý nước theo cơ chế thị trường
  • Lượng nước ngầm trên Trái đất đạt 23 triệu kilômét khối
  • Sản xuất hồ tiêu thế giới: Hiện trạng và Triển vọng
  • Triển vọng tích cực cho nguồn cung ngũ cốc toàn cầu năm 2016
  • Cây trồng biến đổi gen với hai tỷ ha (1996-2015); nông dân hưởng lợi >150 tỷ usd trong 20 năm qua
  • Cơ hội cho gạo Việt
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho thêm 40 nước
  • El Nino có thể chấm dứt vào cuối tháng 6
  • Chi phí-hiệu quả của các chương trình bệnh động vật "không rõ ràng"
  • Xuất khẩu hồ tiêu: Gậy ông đập lưng ông
  • Đất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí nhà kính
  • Quản lý và phát triển thương hiệu gạo Việt Nam
  • Những cách nổi bật để giải quyết những thách thức về hệ thống lương thực toàn cầu
  • Lập bản đồ các hộ nông dân trồng trọt trên toàn thế giới
  • Hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô
  • Nếu không được kiểm soát, cỏ dại sẽ gây thiệt hại kinh tế tới hàng tỷ USD mỗi năm
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD