Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  20
 Số lượt truy cập :  32982476
Thịt bò nhập khẩu vẫn đang chiếm ưu thế tại thị trường trong nước
Thứ ba, 08-06-2021 | 09:30:16

Nhu cầu đối với thịt bò ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng 5-6%/năm. Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới...

 

Nhiều giống bò thịt cao sản đã được chăn nuôi tại Việt Nam.

Nhiều giống bò thịt cao sản đã được chăn nuôi tại Việt Nam.

 

Do sản lượng thịt bò chăn nuôi trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu hàng năm vẫn liên tục tăng nhanh. Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 nghìn tấn thịt, tăng 13,6% so với năm 2019; lượng thịt bò đã qua giết mổ nhập về 106,5 nghìn tấn, tăng 30,4% so với năm 2019.

SẢN XUẤT CHƯA ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU

Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2020 đàn bò thịt đạt 6,325 triệu con, tăng 4,38 % so với năm 2019; đàn trâu  đạt 2,33 triệu con, giảm 2,31 % so với năm 2019. Tính đến cuối tháng 5/2021, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 2,8%; số lượng bò tăng khoảng 2% so với cùng thời điểm năm 2020.

 

Năm 2020, sản lượng thịt bò đạt 441,51 ngàn tấn, tăng 2,51 % so với năm 2019, sản lượng thịt trâu đạt 120,25 ngàn tấn, giảm 4,02 % so với năm 2019.

 

Hiện cả nước có 2,33 triệu hộ nuôi bò thịt và 1,23 triệu hộ nuôi trâu. Trên 90% số lượng bò thịt được nuôi theo phương thức nhỏ, tập quán chăn nuôi truyền thống, có gần 2,2 triệu hộ nuôi dưới 5 con/hộ, chiếm 93,12% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước; có trên 132 ngàn hộ nuôi từ 6-10 con/hộ, chiếm 5,67%; có trên 23 ngàn hộ nuôi từ 11-20 con/hộ, chiếm 1% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước.

 

Các hộ chăn nuôi bò thịt quy mô trên 20 con/hộ còn hạn chế, chỉ chiếm 0,21% tổng số hộ nuôi bò thịt của cả nước.

 

Do sản lượng thịt bò trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu về liên tục tăng. Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 ngàn tấn thịt (tính bình quân 350 kg/con), tăng 13,6% so với năm 2019.

Trong năm 2020, lượng nhập khẩu thịt bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt 106,5 nghìn tấn, tăng 30,4% so với năm 2019. Úc tiếp tục là nước giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam chiếm hơn 42% thị phần, Mỹ chiếm 30,7%.

Trong đó, số lượng bò nhập khẩu từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50,1% thị phần, tiếp theo đó là Thái Lan, Mỹ và một lượng ít từ Lào. 

 

Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019. Lượng bò thịt và thịt bò  nhập về Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm 2020 đên nay là bởi giá thịt lợn trong nước quá cao, nên các doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng gia tăng lượng nhập thịt bò.

NHIỀU CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nhận định chăn nuôi gia súc ăn cỏ các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển, bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của gia súc ăn cỏ ngày càng tăng cao. Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cũng tạo ra những cơ hội cho chăn nuôi khi được tiếp cận với công nghệ mới, giống mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến.

 

Những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò thịt quy mô lớn theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn rất có hiệu quả như: Công ty Thái Sơn ở Đồng Nai, Công ty Pacow ở Tây Ninh, Công ty T&T 159 ở Hòa Bình...

 

Tuy nhiên hiện nay, phát triển chăn nuôi trâu bò thịt đang đối mặt với nhiều thách thức. Tình hình dịch Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng thực phẩm do hạn chế đi lại, giao thương, buôn bán.

 

Đáng lưu ý, các hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các nước, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là cơ hội để các sản phẩm gia súc ăn cỏ của những nước có lợi thế chăn nuôi này sẽ thâm nhập ngày càng nhiều hơn vào thị trường Việt Nam.

 

"Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn thô xanh nhưng nước ta không có đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên như các nước có nền chăn nuôi phát triển như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand…", ông Trọng nhấn mạnh.

Ngành chăn nuôi đề ra mục tiêu sản lượng thịt bò đến năm 2025 đạt 550 nghìn  tấn; đến năm 2030 đạt từ 600 nghìn đến 650 nghìn tấn.

Nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò thịt thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều chính sách. Trong đó, về chính sách đất đai, sẽ dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi bò thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung.

 

Đồng thời sẽ chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1 triệu ha.

 

Đối với công tác giống phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt, Cục Chăn nuôi sẽ tiếp tục chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, nhập nội bổ sung một số giống bò cao sản. Ở các vùng chăn nuôi phát triển, tương đối tập trung, dân trí phát triển, sẽ sử dụng tinh của các giống bò cao sản (Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Charolaire, Blanc Bleu Belge, Wagyu, Senepol, Blonde d’ Aquitaine…) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (với bò cái nền lai Zêbu có tỷ lệ máu lai trên 75%.

 

Về chính sách tài chính và tín dụng, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ. Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm bò thịt.

 

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, trang trại, đổi mới công nghệ.

 

Ngoài ra, Bộ cũng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩy thương mại bò thịt và thịt bò.

 

Chu Khôi - VnEconomy

Trở lại      In      Số lần xem: 174

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Xuất khẩu cao su tăng về lượng nhưng giảm về kim ngạch
  • Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 13/4
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 13/4/2016
  • Báo cáo ngành hàng rau quả tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng chè tháng 4/2016
  • Giá gạo xuất khẩu tháng 4-2016
  • Báo cáo mặt hàng thịt tháng 4/2016
  • Báo cáo mặt hàng phân bón tháng 4/2016
  • Báo cáo ngành hàng hạt điều tháng 4/2016
  • Thị trường đường thế giới quý I/2016 và dự báo
  • Quý I/2016, xuất khẩu hàng rau quả tăng trưởng dương ở các thị trường
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 12/5/2016
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 30/5/2016
  • Thị trường thức ăn chăn nuôi quý I/2016 và dự báo
  • Báo cáo ngành hàng lúa gạo tháng 5/2016
  • Vào vụ mía mới, giá mía nguyên liệu tăng
  • Thị trường cà phê, ca cao ngày 25/5/2016
  • Xuất khẩu gạo: Campuchia tiến lên, Việt Nam tụt xuống
  • Thị trường NL TĂCN thế giới ngày 6/7: Giá ngô giảm do dự báo thời tiết Mỹ
  • Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước nhập khẩu đậu tương nhiều nhất thế giới
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD