Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  19
 Số lượt truy cập :  33256836
Tuần tin khoa học 732 (12-18/04/2021)
Thứ sáu, 09-04-2021 | 20:38:00

Gen của bọ phấn trắng điều khiển giải độc

Nguồn: Xia Jising et al. 2021. Whitefly hijacks a plant detoxification gene. Cell J., Vol 184; Issue 7: 1693-1701, April 01, 2021

 

Nhiều loài thực vật có hàm lượng phenolic glycosides gây độc cho côn trùng ăn loài ấy khi ăn thân lá cây. Con bọ phấn trắng (whitefly) mang gen mã hóa men malonyltransferase phân giải được phenolic glycosides, ký hiệu là BtPMaT1. Gen này có thể giúp bọ phấn trắng trung tính hàm lượng phenolic glycosides trong cây chủ. Tính chất làm câm gen trên cơ sở cây chủ của BtPMaT1 còn liên quan đến cây cà chua kháng bọ phấn trắng.

 

Cây trồng tự bảo vệ với một hệ thống rộng lớn của những chất biến dưỡng thứ cấp có độc tố, trong thức ăn của côn trùng. Tiến trình có tính chất tiến hóa như vậy cho phép côn trùng phản kháng lại hệ thống bảo vệ thực vật xảy ra như thế vẫn chưa được gải thích thấu đáo. Bọ phấn trắng Bemisia tabaci là một ví dụ điển hình, đây là côn trùng gây hại có phổ ký chủ rát rộng, chúng là vectors truyền đi nhiều bệnh siêu vi nguy hiểm cho cây, chúng là sinh vật mô hình tuyệt hảo để chúng ta nghiên cứu cơ chế phân tử làm sao chúng có thể khắc phục trước hệ thống tự vệ của cây. Tác giả bài viết này thông qua sự kiện gen có tính chất exceptional horizontal biểu hiện qua chuyển nạp, bọ phấn trắng điều tiết phenolic glucoside malonyltransferase được mã hóa từ gen BtPMaT1. Gen này cho phép bọ phấn trắng bất hoạt phenolic glucosides. Kết quả được minh chứng trên cây cà chua được chuyển nạp phân tử RNA can thiệp interfering RNAs làm câm gen BtPMaT1, làm bọ phấn trắng có khả năng giải độc. Đây là một kịch bản mà côn trùng gây hại cây trồng có khả năng hóa giải độc tố cây chủ để phát triển tính kháng với hệ thống tự vệ thực vật và làm thế nào  có thể được khai thác trong bảo vệ mùa màng. Xem

 

https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(21)00164-1?_returnURL=https%3A%2F%2Flinkinghub.elsevier.com%2Fretrieve%2Fpii%2FS0092867421001641%3Fshowall%3Dtrue

Lúa chuyển gen Bt kháng rầy nâu

 

Nguồn: Yongbo LiuWeiqing WangYonghua LiFang LiuWeijuan HanJunsheng Li. 2021. Transcriptomic and proteomic responses to brown plant hopper (Nilaparvata lugens) in cultivated and Bt-transgenic rice (Oryza sativa) and wild rice (O. rufipogon). J Proteomics; 2021 Feb 10;232:104051. doi: 10.1016/j.jprot.2020.104051.

 

Các chiến lược nghiên cứu làm giảm mức độ thiệt hại do côn trùng đối với nhiều loài cây trồng được vận dụng qua cải tiếng tính kháng sâu hại. Nó bao gồm lai tạo giống truyền thốngvới nguồn cho từ tài nguyên di truyền loài hoang dại và phương pháp tiếp cận với kỹ thuật chuyển gen ngoại lai. Cây lúa trồng bình thường và cây lúa chuyển gen Bt (Oryza sativa) cùng với hai ecotypes của lúa hoang (O. rufipogon) được xử lý trong hộp mạ rầy nâu (Nilaparvata lugens), cho rầy chích hút 72 giờ. Nghiệm thức nuôi rầy N. lugens giữa lúa trồng và lúa hoang được so sánh (568 và 4), DEGs (differentially expressed genes) và DAPs (differentially accumulated proteins) được xác định trong cây lúa transgenic (2098 và 11); hai ecotype của lúa hoang (1990, 39 và 1932, 25, theo thứ tự). Kết quả phân tích iTRAQ cho thấy: 79 DAPs được tái khẳng định bởi kết quả RNA-seq, cho giá trị GO terms thấp nhất và chu trình KEGG phản ứng với chích hút của rầy trên cây lúa trồng. DAPs tăng lên đáng kể hai  GO terms có liên quan đến gen Bph14 Bph33 của cây lúa. Hầu hết DEGs DAPs đều có liên quan đến các tiên trình sinh học của cây lúa / tương tác giữa ký sinh-ký chủ và sự truyền tín hiệu các hormone thực vật, và các yếu tố phiên mã TFs  điều tiết phản ứng miễn dịch của cây lúa đối với rầy nâu. Kết quả đã chứng minh rằng có sự tương đồng giữa cây lúa trồng và lúa hoang cũng như cây lúa Bt đối với xét nghiệm transcriptomic và proteomic khi có rầy nâu tấn công. Lúa trồng không có đủ các chu trình phản ứng với rầy nâu chích hút.

 

Phân tích iTRAQRNA-seq được vận dụng 39 để xác định DEGs và DAPs trong cây mạ của lúa trồng, lúa chuyển gen, Bt, hai quần thể lúa hoang dưới nghiệm thức xử lý cho rây nâu chích hút. Lúa hoang biểu hiện DEGs và DAPs liên quan đến các chu trình sinh hóa của tương tác với pathogen và truyền tín hiệu. Lúa trồng không có đủ những chu trình trong sự kiện phản ứng với rầy nâu chích hút. Quá trình thuần hóa giống trồng trọt đã làm yếu đi phản ứng của cây đối với sự cắn phá của côn trùng. Lúa chuyển nạp gen Bt có thể làm tăng cường phản ứng của cây đối với sự cắn phá của côn trùng. Ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng để điều tiết hệ thống gen tự vệ này đối với rầy nâu. Kết quả cho thấy tầm quan trọng của sự bảo tồn tài nguyên di truyền loài hoang dại.

 

Sự gây hại của côn trùng là một trong những yếu tố làm giảm sản lượng nông nghiệp. Công nghệ và phương pháp cải tiến đang được vận dụng để quản lý sâu hại trong các hệ thống nông nghiệp. Công nghệ di truyền biến nạp gen được phát triển cho ra giống kháng côn trùng khả thi, nhưng phải đạt yêu cầu xét nghiệm rủi ro trong an toàn sinh học.

 

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33217583/

 

Vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh đạo ôn

 

 

Nguồn: Kuleshwar Prasad SahuAundy Kumar , Asharani Patel , Mukesh KumarS GopalakrishnanG PrakashR Rathour , Robin Gogoi. 2021. Rice Blast Lesions: an Unexplored Phyllosphere Microhabitat for Novel Antagonistic Bacterial Species Against Magnaporthe oryzae. Microb. Ecol. 2021 Apr;81(3):731-745;  doi: 10.1007/s00248-020-01617-3.

 

Vết bệnh necrotic màu nâu sậm do nấm Magnaporthe oryzae gây ra trên lá lúa là một microhabitat để người ta nhận biết leaf-colonizing microbiome so sánh với mô diệp lục khỏe mạnh ở xung quanh vết bệnh. Người ta khai thác quần thể các vi khuẩn mọc lên ở vết bệnh đạo ôn này nhờ công cụ vi sinh học thích ứng, Người ta xác định những chủng nòi vi khuẩn (strains) có ảnh hưởng đối kháng với M. oryzae. Gen 16S rRNA được chạy trình tự biểu hiện 17 loài vi khuẩn thuộc Achromobacter (2), Comamonas (1), Curtobacterium (1), Enterobacter (1), Leclercia (2), Microbacterium (1), Pantoea (3), Sphingobacterium (1), và Stenotrophomonas (5) thực sinh trên vết bệnh ấy. Hơn 50% mẫu phân lập vi khuẩn có khả năng ức chế khuẩn ty nấm  tăng trưởng, kế cả dịch  bài tiết và chất biến dưỡng trạng thái khí bay hơi. Khí bay hơi được phóng thích bởi Achromobacter sp., Curtobacterium luteum, Microbacterium oleivorans, Pantoea ananatis, Stenotrophomonas maltophilia, Stenotrophomonas sp., Chúng được xem là đối kháng diệt nấm biểu hiện hoạt tính fungistatic. Trong planta pathogen sự tiến hóa đầy thách thức bởi đối kháng sinh học như vậy diễn ra bởi vi khuẩn  Stenotrophomonas sp. và Microbacterium oleivorans. Kết quả hơn 60% ức chế nấm đạo ôn gây bệnh trên lá lúa. Các mẫu phân lập vi khuẩn đối kháng được tím thấy có khả năng kích hoạt các gen tự vệ OsCEBiP, OsCERK1, OsEDS1, OsPAD4. Điều này khẳng định chúng có khả năng tự vệ bẩm sinh (innate defense) trong cây lúa. Kết quả nhấn mạnh vai trò của đối kháng sinh học  rất quan trọng để quản lý bệnh đạo ôn lúa.

 

Xem: https://link.springer.com/article/10.1007/s00248-020-01617-3

Trở lại      In      Số lần xem: 242

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD