Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  26
 Số lượt truy cập :  33263398
Tuần tin khoa học 742 (14-20/06/2021)
Thứ bảy, 12-06-2021 | 07:09:20

MoSwa2 làm tăng cường protein “effector” và “độc tố” của nấm gây bệnh đạo ôn lúa

 

Nguồn: Muxing LiuJiexiong HuAo ZhangYing DaiWeizhong ChenYanglan HeHaifeng ZhangXiaobo ZhengZhengguang Zhang. 2021. Auxilin-like protein MoSwa2 promotes effector secretion and virulence as a clathrin uncoating factor in the rice blast fungus Magnaporthe oryzae. New Phytol. 230(2):720-736.

 

Vi sinh vật ký sinh gây bệnh cho cây tích cực khai thác bản chất ECM (extracellular matrix) để ức chế hoạt động miễn dịch của cây chủ trong quá trình tương tác giữa ký chủ và ký sinh. Sự hình thành ECM bao gồm một loạt các hoạt động liên tục nhau của sự kiện vận chuyển trong mạch dẫn truyền. Muốn biết được làm thế nào sự kiện vận chuyển ấy “vesicle trafficking” tác động ECM và độc tố của nấm gây bệnh đạo ôn lúa Magnaporthe oryzae, người ta tiến hành định tính protein MoSwa2, trước đây được xác định là actin-regulating kinase MoArk1 interacting protein, như một dạng đồng phân (orthologue) của phân tử auxilin-like clathrin uncoating factor Swa2 trong chồi mầm của nấm men Saccharomyces cerevisiae. Người ta tìm thấy rằng MoSwa2 có chức năng của một yếu tố mở vỏ bao bọc của protein tạo vỏ có tên là complex II (COPII) thông qua một tương tác với tiểu đơn vị COPII, MoSec24-2. Sự mất đi MoSwa2 dẫn đến sự thiếu hụt chất bài tiết của những protein ngoại bào, kết quả là: làm ức chế tăng trưởng của khuẩn ty nấm xâm nhiễm, đồng thời làm giảm sự ức chế miễn dịch của cây chủ. Thêm vào đó, người ta phân tích hệ thống proteome của ECF (extracellular fluid) cho thấy những proteins ngoại bào điều tiết MoSwa2 bao gồm những proteins có bản chất “redox” ví dụ như berberine bridge enzyme-like (BBE-like) protein MoSef1. Người ta còn tìm thấy chúc năng của MoSef1 đóng vai trò như một yếu tố gây độc tính có bản chất apoplastic. Điều đó ngăn cản phản ứng miễn dịch của cây chủ. Nghiên cứu này nhấn mạnh đền một chức năng mới của yếu tố mở vỏ bao của COPII trong tiến trình vận chuyển trong mạch dẫn, nó rất cần thiết trong ức chếmiễn dịch cây chủ và phát sinh bệnh của M. oryzae.

 

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33423301/

 

Họ gen sucrosynthase của hệ gen cây sắn (Manihot esculenta Crantz)

Nguồn: Tangwei HuangXinglu LuoZhupeng FanYanni YangWen Wan. 2021. Genome-wide identification and analysis of the sucrose synthase gene family in cassava (Manihot esculenta Crantz). Gene 2021 Feb 15; Vol.769:145191.

  

Sucrose synthase (SUS), là một enzyme chủ chốt của chu trình biến dưỡng sucrose, protein này được mã hóa bởi một họ gen lớn trong thực vật. Hiện nay, hàng tá họ gen SUS đã được người ta định tính và phân lập trong nhiều hệ gen cây trồng chính của thế giới. Tuy nhiên, chỉ có rất ít nghiên cứu khá hoàn thiện về loài cây trồng quan trọng vùng nhiệt đới – đó là cây sắn (Manihot esculenta Crantz). Theo kết quả nghiên cứu này, bảy thành viên có tính chất non-redundant của họ gen SUS (MeSUS1-7) được phân lập và định tính rõ ràng trong hệ gen cây sắn. Các gen MeSUS này phân bố rải rác trên năm nhiễm sắc thể (Chr1, Chr2, Chr3, Chr14, và Chr16). Chúng mã hóa proteins có thể được chia ra thành ba nhóm chính với những proteins SUS khác từ loài cây trồng một lá mần và hai lá mầm (SUS I, SUS II, và SUS III). Phổ biểu hiện gen theo không gian và thời gian (spatio-temporal expression profiles) của các gen  MeSUS biểu thị tính độc lập trong phát triển, có trùng lấp nhau một phần nào đó, chủ yếu thể hiện trong các mô tế bào liên quan đến nguồn và sức chứa của cây sắn. Những nghiệm thức gây stress lạnh và khô hạn đã kích thích đáng kể gen MeSUS2, MeSUS4, MeSUS6, và MeSUS7. Kết quả là kích hoạt những enzymes mà chúng mã hóa, chỉ ra rằng những gen như vậy có vai trò cực trọng giúp cây chống chịu stress phi sinh học. Kết quả nghiên cứu bổ sunbg kiến thức mới về vai trò của họ gen SUS và những thành viên chính, trong các tiến trình sinh lý học khác nhau, đặc biệt là sự vận chuyển sucrose và sự tích tụ tinh bột trong củ sắn.

 

Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33007377/

 

Đại dịch cho giống cây trồng, mối hiểm họa cho an ninh lương thực toàn cầu

 

Nguồn: Jean B. Ristaino, Pamela K. Anderson, Daniel P. Bebber, Kate A. Brauman, Nik J. Cunniffe, Nina V. Fedoroff, Cambria Finegold, Karen A. Garrett, Christopher A. Gilligan, Christopher M. Jones, Michael D. Martin, Graham K. MacDonald, Patricia Neenan, Angela Records, David G. Schmale, Laura Tateosian, and Qingshan Wei. 2021. The persistent threat of emerging plant disease pandemics to global food security. PNAS June 8, 2021 118 (23) e2022239118

 

Bệnh hại cây trồng bùng phát đang tăng nhanh và là hiểm họa của an ninh lương thựcđối với nhưng khu vực dễ bị tổn thương trên thế giới. Hiện giờ, đại dịch trên người mang tính chất toàn cầu đang đe dọa sức khỏe của hàng trăm triệu người trên hành tinh của chúng ta (Covid 19). Sự cung cấp lương thực, thực phẩm đủ về số lượng, đủ về dinh dưỡng sẽ là giải pháp vô cùng cần thiết đưa loài người vượt qua nghèo đói và cải thiện sức khỏe nhân loại. Bệnh trên cây trồng, cả tính chất dịch tể (endemic) và đại dịch (pandemic) đang trải rộng và lan truyền nhanh bởi hiệu quả của biến đổi khí hậu, sự vận chuyển của hệ thống thương mại thực phẩm toàn cầu, tín hiệu pathogen (spillover), và sự tiến hóa của những chủng nòi mới pathogen. Trước thách thức to lớn ấy, người ta thiết lập một bộ công cụ bao gồm mạng lưới điều ta dịch tể học và những công nghệ cải tiến để phát hiện nhanh và chính xác, đó là những cảm biến đối với pathogen, mô phỏng dự đoán bệnh, hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu nhằm ngăn ngừa trước sự bùng phát dịch bệnh trong tương lai. Ở đây, người ta mô tả lịch trình nghiên cứu mang tính chất tích hợp (integrated research agenda) có thể giúp loài người giảm thiểu những cơn đại dịch cho cây trồng trong tương lai.

 

Xem https://www.pnas.org/content/118/23/e2022239118

 

Hình 1: Đại dịch cây trồng chính có thể đe dọa an ninh lương thực thế giới (A) bệnh héo rũ khoai tây do P. infestans, (B) bệnh rỉ sắt cà phê do  H. vastatrix, (C) bệnh Panama trên chuối do F. oxysporum f. sp. cubense (TR4), và (D) bệnh khảm lá sắn do siêu vi East African CMV.

 

Hình 2: Những hợp phần cực trọng và dữ liệu phân tíchcần thiết cho kiểm soát bệnh cây bộc phát. Cơ sở dữ liệu bao gồm dữ liệu dự đoán ví dụ sự hệ thống vận chuyển và thương mại, địa lý, các thông số thời tiết và khí hậu, dữ liệu phát hiện sớm như xem xét trình tự DNA, phát hiện pathogen nhơ công cụ cảm biến (sensors), thực hiện "text mining" dữ liệu cộng đồng về lịch sử và xã hội, dữ liệu khoa học công dân, những áp dụng mang tính chất định tính. Các cơ sở dữ liệu như vậy có thể được sử dụng để mô phỏng sự lan truyền bệnh hại cây trồng, dự đoán sự phát tán bệnh. Tăng cường điều tra và chiến lược giảm thiểu mang tính tích cực trong những ổ dịch tương lai theo dự báo. Phát hiện sớm bệnh hại cây trồng  là chiến lược đúng đắn.

Trở lại      In      Số lần xem: 248

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD