Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  25
 Số lượt truy cập :  36612650
Tuần tin khoa học 912 (07-13/10/2024)
Chủ nhật, 06-10-2024 | 05:55:08

Gen ứng cử viên điều khiển tính trạng dạng hạt gạo trên cơ sở GWAS

 

Nguồn: Wei XinNing ChenJiaqi WangYilei LiuYifeng SunBaojia HanXinghua WangZijie LiuHualong LiuHongliang ZhengLuomiao YangDetang Zou & Jingguo Wang. 2024. Candidate gene analysis of rice grain shape based on genome-wide association study. Theoretical and Applied Genetics; September 29 2024; vol.137; article 241

 

Mười ba QTLs gắn liền với tính trạng dạng hạt gạo định vị trên nhiễm sắc thể được phát hiện nhờ GWAS (genome-wide association study). LOC_Os01g74020, gen ứng cử viên giả định cùng định vị tại quãng phân tử QTL-qGSE1.2, đười người ta phân lập và minh chứng.

 

Tính trạng dạng hạt gạo (GS: grain shape) là tính trạng chủ chốt có ảnh hưởng đến năng suất và phâm chất lúa. Người ta tiến hành xác định các gen có liên quan đến GS và làm rõ cơ chế sinh lý, sinh hóa và sinh học phân tử; điều này rất quan trọng cho cải tiến giống lúa. Theo đó,  người ta thực hiện GWAS trên cơ sở 1.795.076 chỉ thị phân tử SNPs và 3 tính trạng có liên quan đến  GS,: chiều dài hạt (GL), chiều rộng hạt (GW) và khối lượng 1.000 hạt (TGW), trong tập đoàn giống lúa tự nhiên gồm 374 mẫu giống. Có tổng cộng 13 quantitative trait locus (QTLs) liên quan đến tính trạng GL, GW và TGW được xác định, theo thứ tự, hai QTLs (qGSE1.2  qGSE5.3) liên quan đến tính trạng GL và TGW. Một gen chủ chốt được biết về tính trạng GS  là GW5, gen này có trong quãng phân tử chứa qGSE5.3. Kết quả qRT-PCR cho thấy: LOC_Os01g74020 (OsGSE1.2) được xác định là gen ứng cử viên của tính trạng GS. Phân tích chức năng gen OsGSE1.2 cho thấy chiều rộng của tế bào “vỏ trấu: glume” và tính trạng GW đã giảm đáng kể, trong khi, chiều dài tế bào vỏ trấu, tính trạng GL, TGW và tính trạng năng suất gia tăng đáng kể trong dòng lúa đột biến bởi knockout gen OsGSE1.2. Gen OsGSE1.2 có ảnh hưởng đến chiều dài hạt thông qua ức chế sự kéo dài của tế bào vỏ trấu và là một gen điều tiết mới tính trạng GS. Kết quả nghiên cứu đặt nền tảng cho chiến lược “molecular breeding” để cải tiến tính trạng GS và làm tăng năng suất lúa và lợi nhuận.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-024-04724-8

 

Hiệu suất trên đồng ruộng và phát thải “nitrous oxide của dòng lúa biến đổi gen có hiệu quả sử dụng N cao tại vùng trồng lúa nhiệt đới

 

Nguồn: Atmitri SisharminiAnicetus WihardjakaWening EnggariniAniversari AprianaAris Hairmansis & Bahagiawati Amirhusin. 2024. Field performance and nitrous oxide emissions of transgenic nitrogen use efficient rice lines cultivated in tropical paddy fields. Transgenic Research; Published: 13 September 2024

 

Phân nitrogen (N) chiếm phần lơn giá đầu vào trong sản xuất lúa, và việc lạm dụng nó đã và đang gây ra ô nhiễm. Phát triển giống lúa có tính trạng cải tiến hiệu quả sử dụng nitrogen (NUE) rất cần thiết để duy trì tính bền vững của sản xuất lúa. Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của giống lúa transgenic Kitaake, Oryza sativa japonica, biểu hiện gen đích từ lúa mạch (Hordeum vulgare), gen này mã hóa alanine aminotransferase (gen HvAlaAT) phản ứng với nhiều mức độ bón N khác nhau trong điều kiện đồng ruộng nhiệt đới. Kết quả chứng minh rằng sử dụng giống lúa transgenic có gen Kitaake NUE làm năng suất lúa tăng 41% so với giống Kitaake nguyên thủy. Giống Kitaake NUE chuyển nạp gen biểu hiện mạnh mẽ gen HvAlaAT làm cho cây lúa hấp thu N cao hơn và thu được hiệu quả sử dụng đạm tốt hơn so với đối chứng, trong khi, nó duy trì được phát thải khí N2O thấp hơn. Sự giảm phát thải khí N2O của giống Kitaake NUE so với giống Kitaake nguyên thủy biến thiên từ 37.5 đến 96.3%. Giống lúa biến đổi gen Kitaake NUE trong nghiên cứu này là nguồn vật liệu cho gen đích để cải tiến hiệu quả sử dụng phân đạm của loài phụ indica nhằm thích ứng tốt hơn trong điều kiện canh tác lúa nhiệt đới.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s11248-024-00410-z

 

Chỉnh sửa gen điều khiển tính kháng bệnh bạc lá lúa

 

Nguồn: Chenhao Li, Bo Liu, Hansong Dong, Bing Yang. 2024. Enhancing resistance to bacterial blight in rice using CRISPR-based base editing technology The Crop Journal; Available online 21 September 2024

 

Bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn  Xanthomonas oryzae pathovar oryzae (Xoo) gây ra, là mối lo ngại rất lớn đối với canh tác lúa tại châu Á và Tây Phi. BreedingCải tiến giống lúa cao sản kháng bệnh bạc lá là yêu cầu bức thiết trong chương trình cải tiến giống lúa và giúp đỡ cho nông hộ nhỏ canh tác lúa. TALes (Transcription Activator-Like effectors) là yếu tố chính của độc tố vi khuẩn Xoo, với một vài gen đích gắn với tính nhiễm bệnh (S) ví dụ như gen sugar transporter SWEET  của cây lúa. Trong số các gen ấy, SWEET14 là gen S quan  trọng, với khả năng promoter của nó được kết gắn bởi TALe TalC có mặt  trong tất cả chuỗi trình tự của nhiều mẫu phân lập Xoo thu thập tại châu Phi. Trong nghiên cứu này, người ta sử dụng hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 trên cơ sở cytidine and adenine base editors để thay đổi EBE (effector binding element) của TalC trong promoter của gen SWEET14 – giống lúa Kitaake, IR24, và Zhonghua 11. Đột biến gốc C thành T làm cho EBE thay đổi giúp suy giảm biểu hiện gen SWEET14 bởi chủng nòi vi khuẩn Xoo mang TalC, kết quả là biểu hiện tính kháng bệnh đối vởi chủng nòi vi khuẩn Xoo Kitaake châu Phi phụ thuộc vào TalC về độc lực. Trái lại, đột biến gốc A thành G, giữ lại SWEET14 tính cảm ứng và tính nhiễm bệnh với vi khuẩn Xoo trong các dòng chỉnh sửa gen. Quan trọng là, không có đột biến không chủ đích được tìm thấy tại các vị trí dự đoán, và các dòng chỉnh sửa gen biểu hiện không có khiếm khuyết nào đối với những tính trạng nông học chính của giống lúa Kitaake. Kết quả nhấn mạnh tính hiệu quả của hệ thống chỉnh sửa gen này đối với sinh học phân tử và cải tiến giống lúa.

 

Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2214514124001831

 

Độc lực của TalC tùy thuộc vào sự cảm ứng của gen SWEET14 .

 

Giải trình tự hệ gen chloroplast của sầu riêng Durio zibethinus L. giống Ri6, Việt Nam

 

Nguồn: Tran Gia HuyNguyen Pham Anh ThiHoang Dang Khoa DoDo Tan Khang. 2024. The complete chloroplast genome of Durio zibethinus L. cultivar Ri6 (Helicteroideae, Malvaceae). Mitochondrial DNA B Resour; 2024 May 8; 9(5):625-630. doi:10.1080/23802359.2024.2350619. 

 

Sầu riêng thuộc họ Malvaceae, là loài cây trồng nổi danh nhờ trái ngon, mùi thơm mạnh mẽ và giàu dưỡng chất. Kết quả nghiên cứu cho thấy người ta tiến hành giải trình tự và định đính “chloroplast genome” của sầu riêng Durio zibethinus L. 1774, giống Ri6, giống phổ biến của Việt Nam, thông qua kết quả Illumina Hiseq platform. Hệ gen lục lạp có dạng vòng tròn khép kín bao gồm bản sao chép lớn, độc bản 96.115 bp, và bản sao chép nhỏ, độc bản, 20.819 bp, cộng với hai vùng lặp lại đảo ngược, 24.185 bp. Hệ genome này có 79 gen mã hóa protein, 30 gen là “transfer RNA”, và 4 gen “ribosomal RNA”. Tổng số cặp base GC của genome chiếm 35.7%. Phân tích di truyền huyết thống suy ra từ  78 vùng mã hóa protein cho thấy tính chất “monophyly” (đơn gia hệ) của loài thuộc chi Durio và sự tương quan gần giữa D. zibethinus giống Ri6 và giống Mongthong. This study proKết quả nghiên cứu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ thâm cứu sau này về di truyền quần thể, cải tiến giống, và xác định loài trong Durio taxa và giữa các giống sầu riêng.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38737395/

 

Hệ genome lục lạp của giống sầu riêng Ri6 (D. zibethinus). Mũi tên chỉ hướng phiên mã của những gen có bên trong vòng tròn được phiên mã theo chiều kim đồng hồ, và những gen bên ngoài vòng tròn được phiên mã theo ngược chiều kim đồng hồ. Vòng tròn bên trong tương ứng với LSC (large single copy: sao chép lớn độc bản), SSC (small single copy: sao chép nhỏ độc bản), IRA/IRB (inverted repeat: vùng mang đoạn phân tử lập lại). Các nhóm có chức năng khác nhau được đánh dấu bằng màu khác nhau, ghi chú ở góc trái.

Trở lại      In      Số lần xem: 350

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
  • Các phân tử nhỏ giúp tạo ra ngũ cốc thông minh hơn
  • Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các dòng/giống Lúa thơm triển vọng ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Giải trình hệ gien của bệnh nấm có thể giúp ngăn chặn bệnh hại chuối
  • Một gen tương đồng của cây lúa đối với gen của cây arabidopsis “agd2-like defense1” đóng góp vào tính kháng bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae
  • Xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ
  • Đồng phân LuxR ký gửi trên cây populus deltoides, kích hoạt sự thể hiện gen đáp ứng với tín hiệu thực vật hoặc những peptides đặc biệt
  • Cây lúa có hiệu quả sử dụng nitơ tốt hơn
  • Khám phá thêm những bí mật về loài hoa hướng dương
  • Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm từ nấm Lecanicillium spp, để diệt rệp muội (Aphidae) gây hại cây trồng
  • Nghiên cứu thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh
  • Thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ cây trồng như thế nào?
  • Đồng hồ sinh học của nấm: Mục tiêu tiềm năng trong phòng chống bệnh thực vật
  • Đo thời gian lưu trú của nitơ trong đất có thể giúp ích cho nông nghiệp
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD