Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  15
 Số lượt truy cập :  35716354
Tuần tin khoa học 920 (90-15/12/2024)
Thứ bảy, 07-12-2024 | 05:51:39

Alen mới Pik mang lại tính kháng kéo dài đối với bệnh đạo ôn lúa

Nguồn: Zhongqiang QiXiuli MengMing XuYan DuJunjie YuTianqiao SongXiayan PanRongsheng ZhangHuijuan CaoMina YuMary Jeanie Telebanco-YanoriaGuodong LuBo ZhouYongfeng Liu. 2024. A novel Pik allele confers extended resistance to rice blast. Plant Cell Environ.; 2024 Dec; 47(12):4800-4814. doi: 10.1111/pce.15072.

 

 

Trong cuộc chạy đua giữa cây lúa (ký chủ) và ký sinh (nấm) Magnaporthe oryzae, pathogen này sử dụng những effectors của chúng để tránh lại phản ứng miễn dịch của cây lúa, trong khi cây chủ phát triển gen kháng để ghi nhận các effectors như vậy và gắn với tính kháng bệnh. Theo kết quả này, người ta xác định được một alen mới Pik, đó là Pik-W25, từ lúa hoang mẫu số WR25 thông qua phân tích BSA (bulked-segregant analysis), tạo ra quần thể con lai Pik-W25 NIL (các dòng gần như đẳng gen) có tên quần thể G9. Gen Pik-W25 kháng được các mẫu phân lập biểu hiện alen của nấm AvrPik-C/D/E. Chỉnh sửa gen nhờ hệ thống CRISPR-Cas9 tạo ra dòng lúa transgenic bị đột biến kiểu “loss of function” gen Pik-W25-1 Pik-W25-2, kết quả là tính kháng bệnh không có trong quần thể G9 đối với các mẫu phân lập biểu hiện ba alen, khẳng định rằng Pik-W25-kích hoạt tính miễn dịch yếu cầu cả hai gen Pik-W25-1 Pik-W25-2. Phương pháp “Yeast two-hybrid” (Y2H) và phương pháp xét nghiệm “split luciferase” bổ sung cho thấy có sự tương tác giữa Pik-W25-1 và 3 alen  này, trong khi đó, Pik-W25-2 có thể không tương tác với alen AvrPik-C, -D, -E theo phương pháp Y2H assay, chỉ ra rằng Pik-W25-1 hoạt động như một “adaptor” và Pik-W25-2 chuyển đổi tín hiệu để kích hoạt tính kháng bệnh. Quần thể con lai Pik-W25 NIL biểu hiện tăng cường tính kháng ngoài đồng ruộng đối với đạo ôn trên lá và cổ bông mà không làm thay đổi hình thái  hoặc sự phát triển cây lúa so với giống bố mẹ là CO39, như vậy, khả năng của nó đối với tính kháng được cải tiến trong giống mới. Kết quả làm giàu thêm kiến thức của chúng ta về cơ chế kháng bệnh đạo ôn, cho chúng ta nguồn vật liệu có giá trị phục vụ chiến lược quản lý bệnh hiệu quả và lâu bền.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39087779/

Cây điều (Anacardium occidentale L.) và dầu nhân hạt điều làm giảm các yếu tố gây nguy cơ cho tim mạch người lớn, điều trị giảm cân ở Brazil

Nguồn: Talitha Silva MeneguelliAna Claudia Pelissari KravchychynAline Lage WendlingAna Paula DionísioJosefina BressanHercia Stampini Duarte MartinoElad TakoHelen Hermana Miranda Hermsdorff. 2024. Cashew nut (Anacardium occidentale L.) and cashew nut oil reduce cardiovascular risk factors in adults on weight-loss treatment: a randomized controlled three-arm trial (Brazilian Nuts Study). Front Nutrition; 2024 Jun 26: 11:1407028. doi: 10.3389/fnut.2024.1407028.

 

Cây điều có những hợp chất “bioactive” (hoạt tính sinh học) điều chỉnh cảm giác no (satiety) và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, những các ảnh hưởng đó trên lượng mỡ cơ thể trong thời gian hạn chế năng lượng vẫn chưa rõ. Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá những ảnh hưởng của hạt điều và dầu hạt điều trên mỡ cơ thể (kết quả chính) cũng như sự béo phì, chuyển hóa tim mạch và chức năng gan (kết quả phụ).

 

Nghiệm thức nghiên cứu cho ăn có kiểm soát 8 tuần bao gồm 68 người lớn bị thừa cân/béo phì (40 nữ, BMI: 33 ± 4 kg/m2). Thành viên được chọn ngẫu nhiên đối với một trong những nghiệm thực hạn chế (-500 kcal/d): nhóm đối chứng (CT, không hạt điều), nhóm có ăn hạt điều (CN, 30 g/d), nhóm có uống dầu hạt điều (OL, 30 mL/d). Khối lượng cơ thể, thành phần cơ thể, và nhóm máu được đánh giá ở giai đoạn đầu và cuối của nghiên cứu này.

 

Sau 8 tuần lễ, tất cả các nhóm có lượng mỡ cơ thể giảm đáng kể (CT: -3.1 ± 2.8 kg; CN: -3.3 ± 2.7 kg; OL: -1.8 ± 2.6 kg), khối lượng cơ thể (CT: -4.2 ± 3.8 kg; CN: -3.9 ± 3.1 kg; OL: -3.4 ± 2.4 kg), vòng bụng (CT: -5.1 ± 4.6 cm; CN: -3.9 ± 3.9 cm; OL: -3.7 ± 5.3 cm) và chu vi vùng hông (CT: -2.9 ± 3.0 cm; CN: -2.7 ± 3.1 cm; OL: -2.9 ± 2.3 cm). Nhóm CN giảm men gan (AST: -3.1 ± 5.3 U/L; ALT: -6.0 ± 9.9 U/L), trong khi, nhóm OL giảm LDL-c (-11.5 ± 21.8 mg/dL) và chỉ số atherogenic (-0.2 ± 0.5). Cả hai nhóm có can thiệp đều giảm chu vi vòng cổ (CN: -1.0 ± 1.2 cm; OL: -0.5 ± 1.2 cm) và apo B (CN: -6.6 ± 10.7 mg/dL; OL: -7.0 ± 15.3 mg/dL).

 

Sau 8 tuần có can thiệp bằng nghiệm thức giảm năng lượng, tất cả các nhóm đều giảm mỡ cơ thể (kg), khối lượng cơ thể, và mốt vài chỉ số béo phì khác, không có ảnh hưởng khác của hạt điều và dầu hạt điều. Tuy nhiên, người tham gia thuộc nhóm có can thiệp trải qua sự giảm thêm về xơ vữa động mạch, chỉ số sinh học chức năng gan, các yếu tố rủi ro tim mạch (chu vi vòng cổ và mức độ của apo B), được quan sát ở nhóm OL, CN, và cả hai nhóm có can thiệp, theo thứ tự.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38988854/

 

Ứng dụng QTL-seq và QTL mapping để xác định locus mới, kháng bệnh do Cercospora canescens của cây đậu xanh (Vigna radiata)

 

Nguồn: Makawan SrichanKularb LaosatitYun LinXingxing YuanXin Chen & Prakit Somta. 2024. QTL-seq and QTL mapping identify a new locus for Cercospora leaf spot (Cercospora canescens) resistance in mungbean (Vigna radiata) and a cluster of Receptor-like protein 12 (RLP12) genes as candidate genes for the resistance. Theoretical and Applied genetics; November 27 2024; vol.137; article 278

 

Tiếp cận phương pháp QTL-seq, linkage mapping, và whole-genome resequencing cho thấy có một locus mới (qCLS5.1) điều khiển tính kháng với nấm Cercospora canescens trên cây đậu xanh và các gen Receptor-like protein 12 (RLP12) được xem là những gen ứng cử viên kháng bệnh. Bệnh đốm lá có tên là “Cercospora leaf spot” (CLS), do nấm Cercospora canescens gây ra, là bệnh thường gặp trên ruộng canh tác đậu xanh (Vigna radiata).

 

Theo kết quả nghiên cứu này, di truyền tính kháng bệnh CLS được nghiên cứu trong một nguồn vật liệu mới (mẫu giống V2817) và tính kháng được thực hiện kỹ thuật “fine mapping” nhằm phân lập được các gen ứng cử viên. Quần thể con lai F2 và F2:3 của cặp lai V1197 (nhiễm) × V2718 và quần thể hồi giao BC1F1 của cặp lai V1197 × (V1197 × V2817). Phân tích con lai phân ly cho thấy tính kháng được điều khiển bởi một gen trội. Áp dụng “QTL-seq” cho từng cá thể cây F2 cho thấy “single QTL” (ký hiệu qCLS5.1) trên nhiễm sắc thể 5 điều khiển tính kháng này. Gen qCLS5.1 được xác định trong quần thể F2:3 và BC1F1 nhờ kết quả chạy “QTL analysis”. Kết quả “Fine mapping” đã sử dụng 978 cá thể cây F2 tại qCLS5.1 có độ lớn phân tử 48.94 Kb mang 3 gen lặp đoạn mã hóa Receptor-like protein 12 (RLP12). Thực hiện “whole-genome resequencing” và so sánh với trình tự tham chiếu của V1197 và V2817 cho thấy các đa hình do thay đổi của amino acid và những stop codons đầu tiên của 3 gen RLP12. Như vậy, qCLS5.1  là một locus mới điều khiển tính kháng CLS của cây đậu xanh; chùm gen (cluster) RLP12 mang những gen ứng cử viên của tính kháng này. Locus mới qCLS5.1 sẽ vô cùng có ích cho chiến lược “molecular breeding” tạo giống đậu xánh cao sản kháng bệnh CLS.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-024-04782-y

Module “ZmDnaJ-ZmNCED6 điều tiết tích cực tính chịu hạn thông qua sự đóng khí khổng của cây bắp

Nguồn:Anyi Dong, Nan Wang, Tinashe Zenda, Xiuzhen Zhai, Yuan Zhong, Qian Yang, Yue Xing, Huijun Duan, Xiaocui Yan. 2024. ZmDnaJ-ZmNCED6 module positively regulates drought tolerance via modulating stomatal closure in maize.Plant Physiology and Biochemistry; Volume 218, January 2025, 109286

 

Protein sốc nhiệt có thuật ngữ chuyên môn là “Heat Shock Protein: HSP” có vai trò sống còn trong việc duy trì “protein homeostasis” (trạng thái bảo toàn) và bảo vệ được tế bào khỏi những kích thích của stress. Một trong số đó là HSP40 proteins, DnaJ là một protein phản ứng với stress có mặt rộng khắp ở tế bào thực vật. Chức năng protein và cơ chế điều tiết của gen ZmDnaJ, một kiểu hình mới định vị trong lục lạp “type-III HSP40”, trong cây bắp, liên quan đến chống chịu hạn, được người ta định tính. Phân tích phổ biểu hiện ở mô chuyên biệt cho thấy ZmDnaJ biểu hiện mạnh mẽ ở lá bắp, và kích hoạt rất mạnh tính chịu hạn của cây bắp con. Gen ZmDnaJ biểu hiện mạnh mẽ   sẽ cải tiến đáng kể tính chịu hạn của cây bắp thông qua tăng cường hoạt động đóng khí khổng và làm tăng hàm lượng ABA làm trung gian trong quá trình quang hợp. Trái lại, dòng đột biến knockout nhờ CRISPR-Cas9 “zmdnaj biểu hiện hàm lượng nước tương đối thấp hơn và nhạy cảm mạnh với stress khô hạn. Hơn nữa, phân tích Y2H, BiFC Co-IP cho kết quả: ZmDnaJ tương tác với một protein “ABA synthesis-related protein ZmNCED6” để điều tiết tính chịu hạn. Tương tự, gen ZmNCED6 biểu hiện mạnh mẽ trong những dòng bắp sẽ cho kết quả chống ô xi hóa mạnh hơn, tăng cường hiệu suất quang hợp, đóng khí khổng và tăng hàm lượng ABA, trong khi đó, dòng đột biến knockout nhờ CRISPR-Cas9 biểu hiện nhạy cảm với stress khô hạn. Quan trọng hơn là, ZmDnaJ có thể điều tiết các gen chịu hạn then chốt như ZmPYL10ZmPP2C44ZmEREB65ZmNCED4ZmNCED6 và ZmABI5, bao gồm các chu trình truyền tín hiệu bằng ABA. Như vậy: ZmDnaJ-ZmNCED6 module cải tiến được tính trạng chống chịu khô hạn của cây bắp.

 

Xem https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S09819428240095QBskZM

 

Hình 1. Phân lập gen ZmDnaJ và xác định phản ứng của nó với stress khô hạn.

Trở lại      In      Số lần xem: 114

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Bản đồ di truyền và chỉ thị phân tử trong trường hợp gen kháng phổ rộng bệnh đạo ôn của cây lúa, GEN Pi65(t), thông qua kỹ thuật NGS
  • Bản đồ QTL chống chịu mặn của cây lúa thông qua phân tích quần thể phân ly trồng dồn của các dòng con lai tái tổ hợp bằng 50k SNP CHIP
  • Tuần tin khoa học 479 (16-22/05/2016)
  • Áp dụng huỳnh quang để nghiên cứu diễn biến sự chết tế bào cây lúa khi nó bị nhiễm nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae
  • Vai trò của phân hữu cơ chế biến trong việc nâng cao năng năng suất và hiệu quả kinh tế cho một số cây ngắn ngày trên đất xám đông Nam Bộ
  • Tuần tin khoa học 475 (18-24/04/2016)
  • Vi nhân giống cây măng tây (Asparagus officinalis L.)
  • Thiết lập cách cải thiện sản lượng sắn
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống dự báo, cảnh báo hạn hán cho Việt Nam với thời hạn đến 3 tháng
  • Liệu thủ phạm chính gây nóng lên toàn cầu có giúp ích được cho cây trồng?
  • Tuần tin khoa học 478 (09-15/05/2016)
  • Sinh vật đơn bào có khả năng học hỏi
  • Côn trùng có thể tìm ra cây nhiễm virus
  • Bản đồ QTL liên quan đến tính trạng nông học thông qua quần thể magic từ các dòng lúa indica được tuyển chọn
  • Nghiên cứu khẳng định số loài sinh vật trên trái đất nhiều hơn số sao trong giải ngân hà chúng ta
  • Cơ chế di truyền và hóa sinh về tính kháng rầy nâu của cây lúa
  • Vật liệu bọc thực phẩm ăn được, bảo quản trái cây tươi hơn 7 ngày mà không cần tủ lạnh
  • Giống đậu nành chống chịu mặn có GEN gmst1 làm giảm sự sinh ra ROS, tăng cường độ nhạy với ABA, và chống chịu STRESS phi sinh học của cây Arabidopsis thaliana
  • Khám phá hệ giác quan cảm nhận độ ẩm không khí ở côn trùng
  • Phương pháp bền vững để phát triển cây lương thực nhờ các hạt nano
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD