Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  17
 Số lượt truy cập :  36715959
Tuần tin khoa học 931 (03-09/03/2025)
Thứ bảy, 01-03-2025 | 16:34:19

Phát triển và ứng dụng chỉ thị phân tử quy định gen Pik để sàng lọc giống lúa kháng đạo ôn loại hỉnh Japonica tại Yunnan

 

Nguồn: Pei LiuWumin ZhouLiying DongShufang LiuGul NawazLiyu HuangQinzhong Yang. 2025. Development and Application of Pik Locus-Specific Molecular Markers for Blast Resistance Genes in Yunnan Japonica Rice Cultivars. Plants (Basel); 2025 Feb 15; 14(4):592. doi: 10.3390/plants14040592.

 

Bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae gây ra, đây là bệnh gây thiệt hại lớn nhất ảnh hưởng đến sản lượng lúa toàn thế giới, làm mất năng suất đáng kể và đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Mức độ trầm trọng của bệnh, đặc biệt là vùng lây nhiễm bệnh, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết đối với chiến lược giống kháng bệnh hiệu quả. Trong nghiên cứu này, có 6 bộ chỉ thị phân tử chuyên tính với gen tại locus Pik có liên quan mật thiết đến tính kháng đạo ôn được người ta phát triển trên cơ sở các trình gen có sẵn và công khai. Minh chứng của thí nghiệm xác nhận kết quả có độ chính xác cao. Trong quá trình phát triển marker, một bộ haplotype mới của locus Pik được phân lập thành công. Bộ haplotype này được định tính bởi đột biến 14 bp và một chèn đoạn 9 bp trong vùng mang mật mã di truyền khi người ta so sánh với alen Pikh. Ngay sau đó, một marker phân tử chuyên tính với haplotype này được phát triển và được minh chứng. Áp dụng 7 bộ chỉ thị phân tử nói trên để phân tích 163 dòng giống lúa japonica được lai chọn ở tỉnh Yunnan – thời gian 1980 – 2020; cho thấy 38.65% dòng lúa này mang gen Piks, chứng tỏ có một tần suất kháng thấp với nấm gây bệnh đạo ôn trên đồng ruộng. Trái lại, chỉ có một tần suất rất nhỏ dòng lúa trồng có alen thuộc locus Pik, mà các alen ấy có tần suất kháng bệnh cao hơn. Kết quả phác họa được mức độ sử dụng hạn chế gen ở locus Pik trong lai tạo giống lúa japonica tại Yunnan. Hơn nữa, có 21.47% dòng giống lúa thiếu bất cứ alen nào của locus Pik được đề cập ở trên, cho thấy đa dạng di truyền và tính chất phức tạp của nguồn vật liệu di truyền tại Yunnan.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/40006851/

 

Alen dại GsPP2C-51-a1 làm tăng tính chống chịu khô hạn của đậu nành và cây Arabidopsis

 

Nguồn: Cheng LiuXianlian ChenWei HanXiaoshuai HaoLiang QinWei LuoLizhi ZhaoNing LiLei SunJiaoping ZhangGuangnan XingJianbo HeWubin Wang & Junyi Gai. 2025. A wild-allele GsPP2C-51-a1 enhances tolerance to drought stress in soybean and Arabidopsis. Theoretical and Applied Genetics; February 24 2025; vol.138; article 51

 

Một alen dại GsPP2C-51-a1 của gen Glyma.14g162100 được phân lập trong SojaCSSLP5, dẫn xuất từ quần thể đậu nành hoang dại (wild soybean), gắn với tính trạng chịu khô hạn. Chức năng của nó được làm rõ trong đậu nành transgenic với đặc điểm “hairy root” và cây mô hình Arabidopsis trong nghiệm thức thiếu nước và nghiệm thức ABA.

 

Một quần thể con lai dẫn xuất từ đậu nành hoang dại – quần thể CSSLs (chromosome segment substitution lines) SojaCSSLP5, với NN1138-2 là giống tái tục và giống N24852 là nguồn “wild donor” (bố từ dòng hoang dại), quần thể CSSLs được sử dụng để xác định loci/đoạn phân tử mang gen đích chịu hạn từ dòng cho (donor). Tính trạng RRDW (relative shoot dry weight), là kiểu hình đích, biến thiên đáng kể giữa bố mẹ và con lai CSSLs. Sáu loci/segments chống chịu hạn được tìm thấy trong SojaCSSLP5, đó là Gm14_LDB_21 với GsPP2C-51 (Glyma.14g162100) một trong bốn gen đích. Gen này thuộc về “F1 clade” của  protein phosphatase 2C trên cơ sở số liệu “gene ontology annotation”, qPCR, và kết quả nghiên cứu trước. Glyma.14g162100 được lần theo dấu vết từ quỹ gen đậu nành Trung Quốc, trong đó, có 4 alen có mặt tại locus này, với soja nắm giữ cả bốn, và max chỉ nắm giữ hai mà không có bất cứ alen mới nào xuất hiện. N24852 và NN1138-2 nắm giữ a1 và a2, theo thứ tự. Protein GsPP2C-51 định vị bên trong nhân. Trong đậu nành “transgenic hairy root composite”, gen GsPP2C-51-a1 biểu hiện mạnh mẽ trong cây duy trì khối lượng tươi của lá cao hơn (chống chịu hạn) dưới nghiệm thức xử lý 15% PEG stress so với đối chứng. Điều này được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tính chống chịu được cải tiến, hàm lượng diệp lục, và một series các phản ứng sinh lý khi gen GsPP2C-51-a1 biểu hiện mạnh mẽ trong cây mô hình Arabidopsis ở nghiệm thức thiếu nước và nghiệm thức abscisic acid. Do đó, “wild-type allele” này GsPP2C-51-a1 (Glyma.14g162100a1) từ giống N24852 điều tiết tích cực tính chịu khô hạn.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-025-04835-w

 

Chiến lược và Quy trình tối ưu hóa chỉnh sửa hệ gen của cây khoai tây (tổng quan)

 

Nguồn: Frida Meijer CarlsenIda WestbergIda Elisabeth JohansenErik AndreassonBent Larsen Petersen. 2025. Strategies and Protocols for Optimized Genome Editing in Potato. CRISPR J.; 2025 Feb; 8(1):37-50. doi: 10.1089/crispr.2024.0068. 

 

Họ khoai tây bao gồm một danh mục giống cây trồng có mức đa dạng cao, có tiềm năng lớn về cải tiến năng suất dưỡng chất và tinh lọc dưỡng chất nhưng phải tương hợp như nhiều loài cây trồng khác thích nghi với stress sinh học, stress phi sinh học, ví dụ, được thúc đầy bởi biến đổi khí hậu và  yêu cầu của môi trường. Sự kết hợp của tính đa năng (pluripotency), tính đa bội thể cao, và khả năng tương đối dễ dàng phân lập protoplast, chuyển nạp, và tái sinh cùng với khả  năng nhân giống vô tính qua củ khoai tây, tất cả làm cho khoai tây thích hợp mạnh với kỹ thuật di truyền chính xác. Hầu hết các giống khoai tây là cây tứ bội có tỷ lệ lưu hành rất cao về đa hình theo chiều dài phân tử (length polymorphisms) và đa hình thấp về nucleotide giữa các alen, thường làm phức tạp hơn thiết kế hệ thống chỉnh sử hệ gen CRISPR-Cas và chiến lược chỉnh sửa. Chỉnh sử hệ gen khoai tây bằng CRISPR-Cas có thể được chia thành nội dung sau: (i) đặc điểm của vùng đích và thiết kế chỉnh sửa in silico; (ii) xác định và chỉnh sửa tế bào protoplast; và (iii) tái sinh tiếp theo cây “explant” từ đơn bào protoplast. Thực hiện có hiệu quả chỉnh sửa bằng hệ thống CRISPR-Cas dựa vào hiệu quả chỉnh sửa ở mức độ protoplast (cell pool) và phương pháp cho điểm chỉnh sửa hiệu quả cao (robust high-throughput editing scoring) ở mức độ “cell pool” và mức độ “explant”. Gen và cấu trúc chromatin là hai đặc điểm bổ sung để xem xét tùy ý. Các chiến lược và các giải pháp để khẳng định các bước tiến hành chính trong chỉnh sửa gen khoai tây, đó là điều kiện sáng và chương trình giảm thiểu mức nhiễm của hormones trong khi tái sinh cây explant, cây này thường gắn liền với triệu chứng biến dị sô ma, được tóm tắt trong tổng quan.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39628447/

 

Phương pháp DArTseq-based silicoDArT và chỉ thị SNP ghi nhận sự đa dạng di truyền và cấu trúc quần thể giống điều bản địa của Kenya (Anacardium occidentale L.)

 

Nguồn: Dennis Wamalabe MukhebiPauline Wambui GachanjaDiana Jepkoech KaranBrenda Muthoni KamauPauline Wangeci King'oriBicko Steve JumaWilton Mwema Mbinda. 2025. DArTseq-based silicoDArT and SNP markers reveal the genetic diversity and population structure of Kenyan cashew (Anacardium occidentale L.) landraces. PLoS One; 2025 Jan 31; 20(1):e0313850. doi: 10.1371/journal.pone.0313850. 

 

Điều (Anacardium occidentale L.) là cây trồng quan trọng trên thế giới vì nó có hạt ăn được, quả ăn được và nhiều sản phẩm khác phục vụ chó công nghiệp. Vùng canh tác điều nhạy cảm về kính tế ở ven biển Kenya chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nhiệt độ ngày càng nóng, khô hạn, lũ lục, và mưa thất thường. Những thay đổi này tác động xấu đến tăng trưởng điều do làm thay đổi thời gian trổ bông, làm tăng sâu hại cũng như bệnh hại, gây thất thoát sau thu hoạch, tất cả cuối cùng dẫn đến năng suất giảm và cây chết. Điều này trầm trọng hơn bởi giai đoạn non kéo dài, độ dị hợp cao, thiếu tương quan giữa các tính trạng, kích cỡ cây trưởng thành lớn, và nguồn tài nguyền di truyền không đầy đủ và tương hợp. Lần đầu tiên, người ta áp dụng công nghệ DArT (Diversity Array Technology) nhằm xác định DArT (silicoDArT) và chỉ thị phân tử SNPs để nghiên cứ hệ gen cây điều – quần thể điều Kenya. Người ta thu thập mẫu lá điều tại quận Kwale, Kilifi và Lamu dọc theo bờ biển ở Kenya rồi tách chiết DNA. Những “reduced libraries” này được giải trình tự DNA thông qua Hiseq 2500 Illumina sequencer, và bộ chỉ thị SNPs sử dụng DarTsoft14. Có tất cả 27.495 silicoDArT và 17.008 chỉ thị SNP được ghi nhận, trong đó, có 1340 silicoDArT và 824 SNP markers được sử dụng để phân tích di truyền sau khi thanh lọc, với > 80% call rate (mức độ tái hiện), > 95% reproducibility (khả năng tái tạo), chỉ số PIC ≥ 0.25 (polymorphism information content). Kết quả silicoDArT và SNP markers có giá trị PIC trung bình từ 0,02 đến 0,50 và 0,0-0,5, với giá trị “allelic richness” đạt từ 1,992 đến 1,994 đối với silicoDArT và 1,862 – 1,889 đối với SNP markers. Chỉ số dị hợp quan sát (observed heterozygosity) và giá trị kỳ vọng biến thiên 0,50-0,55 và 0,34-0,37, biến thiên 0,56-0,57 và 0,33 đối với cả silicoDArT và SNP markers, theo thứ tự. Sự hiểu biết về hệ gen ca67y điều thông qua phương pháp SilicoDArT và SNP markers rất cần thiết để thực hiện chương trình cải tiến giống điều theo chiều hướng thuận lợi nhằm cải thiện năng suất và chất lượt hạt điều, làm tăng tính kháng hoặc chống chịu stress sinh học và phi sinh học. Đây là tổng quan về đa dạng di truyền của các giống điều bản địa của Kenya, chúng minh được hệ thống DArT là công cụ đáng tin cậy thúc đẩy nghiên cứu các lĩnh vực có tính chất genomic, trong cải tiến giống điều.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39888943/

 

Phân bố cơ sở dữ liệu marker của tính trạng khả năng tái tạo và mật độ tái hiện lại. (A) Khả năng tái tạo (reproducibility) của SilicoDArT markers; (B) khả năng tái tạo của chỉ thị SNP; (C) Mật độ tái hiện lại (call rates) của chỉ thị SNP.

 

 

Trở lại      In      Số lần xem: 291

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
  • Các phân tử nhỏ giúp tạo ra ngũ cốc thông minh hơn
  • Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các dòng/giống Lúa thơm triển vọng ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Giải trình hệ gien của bệnh nấm có thể giúp ngăn chặn bệnh hại chuối
  • Một gen tương đồng của cây lúa đối với gen của cây arabidopsis “agd2-like defense1” đóng góp vào tính kháng bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae
  • Xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ
  • Đồng phân LuxR ký gửi trên cây populus deltoides, kích hoạt sự thể hiện gen đáp ứng với tín hiệu thực vật hoặc những peptides đặc biệt
  • Cây lúa có hiệu quả sử dụng nitơ tốt hơn
  • Khám phá thêm những bí mật về loài hoa hướng dương
  • Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm từ nấm Lecanicillium spp, để diệt rệp muội (Aphidae) gây hại cây trồng
  • Nghiên cứu thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh
  • Thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ cây trồng như thế nào?
  • Đồng hồ sinh học của nấm: Mục tiêu tiềm năng trong phòng chống bệnh thực vật
  • Đo thời gian lưu trú của nitơ trong đất có thể giúp ích cho nông nghiệp
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD