Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

 

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  21
 Số lượt truy cập :  36716185
Tuần tin khoa học 932 (10-16/03/2025)
Thứ bảy, 08-03-2025 | 07:09:43

Xác định chức năng và bản đồ gen golden fruit 1 (gf1) của dưa lưới (Cucumis melo L.)

 

Nguồn: Shuai LiHuihui WangYang LiFeng JingYuanchao XuShijun DengNaonao WangZhonghua Zhang & Sen Chai. 2025. Mapping and functional characterization of the golden fruit 1 (gf1) in melon (Cucumis melo L.). Theoretical and Applied Genetics; February 26 2025; vol.138; article 59

 

Đột biến kiểu “missense” làm kết thúc giai đoạn trước khi chín của protein CmEGY1 dẫn đến quả dưa lưới có màu vàng.

 

Dưa lưới (Melon: Cucumis melo L.) là loài cây trồng cho trái, có giá trị kinh tế rất quan trọng đã được người ta canh tác hàng nghìn năm. Màu trái dưa, tính trạng chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất thương mại của hình thức trái bên ngoài và có giá trị kinh tế của dưa lưới, tính trạng này được xác định chủ yếu bởi  loại hình và hàm lượng sắc tố ví dụ như diệp lục tố, carotenoids, và flavonoids. Phân lập được các loci di truyền điều khiển tính trạng màu trái dưa lưới đóng góp đáng kể vào công sức cải tiến giống nhằm mục đích làm tăng màu sắc vỏ dưa. Nghiên cứu ghi nhận một đột biến hóa học EMS ký hiệu là gf1 (golden fruit 1), cho kết quả trái dưa lưới có cả vỏ và thịt đều màu vàng. Thông qua MutMap và map-based cloning, người ta định vị locus gf1 ở vùng có độ lớn phân tử là 862 kb mang 42 chỉ thị SNPs. Trong đó, một SNP trong vùng mang mã di truyền làm dừng đột biến trong gen Cme13C08g017690, gen này biểu hiện sự giống nhau về trình tự cao nhất với gen ETHYLENE-DEPENDENT GRAVITROPISM-DEFICIENT AND YELLOW-GREEN 1 (EGY1) của cây mô hình Arabidopsis. Chỉnh sửa gen CsEGY1, đồng dạng từ cây dưa leo, xác định được vai trò của nó trong hình thành màu trái vàng (golden-fruit). Phân tích hệ thống transcriptome và metabolome cho thấy: hàm lượng flavonoid và carotenoid đều giảm, Đi kèm theo là điều tiết kiểu “down”  các gen có liên quan đến sinh tổng hợp. Việc định tính và phân lập gen egy1 cung cấp hiểu biết di truyền mới và nguồn vật liệu có giá trị về tính trạng biểu hiện của dưa lưới được cải tiến nhờ chọn giống.

 

Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-025-04849-4

 

Knocking out” gen đích GmAOC4H8 cải tiến được sự nẩy mầm hạt đậu nành

 

Nguồn: Wei ZhangSongsong LiWenjing XuQiong WangHongmei ZhangXiaoqing LiuXin ChenDonghe Xu & Huatao Chen. 2025. Knocking out artificially selected gene GmAOC4H8 improves germination in soybean. Theoretical and Applied Genetics; February 24 2025; vol.138; article 54

 

Sự nẩy mầm hạt đậu nành là một giai đoạn cần thiết trong chu kỳ sống của cây, ảnh hưởng đến mật độ hạt phải gieo trên ruộng. Kết quả là, vai trò của gen GmAOC4 trong hạt đậu nành nẩy mầm đã được người ta nghiên cứu trong báo cáo này. Gen đích GmAOC4 định vị ở lục lạp biểu hiện mạnh mẽ trong rễ và vỏ hạt non, hạt nẩy mầm. Người ta thấy GmAOC4 đã và đang được chọn lọc bởi con người trong suốt thời kỳ thuần hóa và cải tiến giống, như vậy, GmAOC4H8 biểu thị sự nẩy mầm bị ức chế, với tần suất của giống bản địa và giống canh tác giảm đi, khi so sánh với loài đậu nành hoang dại.

 

Thực hiện phương pháp “knock-out” gen GmAOC4H8 qua hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 dẫn đến kết quả nẩy mầm tăng lên của dòng đột biến mang gen gmaoc4, như vậy: có điều tiết tiêu cực trên sự nẩy mầm của đậu nành. Hơn nữa, sự giảm của hormone nội sinh như jasmonic acid (JA) và tiến chất của JA, 12-oxo-phytodienoic acid, được thấy trong dòng đột biến gmaoc4. Phân tích RNA-seq cho thấy có 91 (differentially expressed genes) được điều tiết theo kiểu “up” và và 269 gen DEGs điều tiết theo kiểu “down” của dòng đột biến gmaoc4. Trong những DEGs này, có 3 gen mang kết quả của truyền tín hiệu JA. Kết quả mang đến những hiểu biết mới về cơ chế nẩy mầm hạt đậu nành được điều tiết bởi GmAOC4.

 

Xem  https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-025-04840-z

 

Thiết kế mô hình “CoQ10 crops” trên cơ sở lịch sử tiến hóa

 

Nguồn: Jing-Jing XuYuan LeiXiao-Fan ZhangJian-Xu LiQiupeng LinXiang-Dong WuYu-Guo JiangWenyi 

Zhang, Runtong Qian, S XiongKuo TanYu JiaQiang ZhouYan JiangHang FanYan-Bo HuangLJ Wang

Ji-Yun LiuYu KongQing ZhaoLei Yang, Jinxing LiuYH HuShuai ZhanCaixia GaoXiao-Ya Chen. 2025.

Design of CoQ10 crops based on evolutionary history. Cell; February 13, 2025, Open Access

 

Coenzyme Q (CoQ) rất cần để sản sinh ra năng lượng bởi sự hô hấp của ty thể bộ, và đây là thực phẩm bổ sung thường dùng để tăng cường sức khỏe tim mạch. Con người làm ra CoQ10, nhưng loài mễ cốc, rau, quả tổng hợp nên CoQ9 với một chuỗi bên với 9 đơn vị isoprene. Thao tác kỹ thuạt di truyền CoQ10 trong loài cây trồng sẽ có lợi cho sức khỏe người, nhưng điều này bị cản trở bởi các gốc đặc thù của enzyme Coq1 mà enzyme này điều khiển chiều dài chuỗi chưa được biết rõ. Trên cơ sở một nghiên cứu rộng lớn về phân bố của CoQ9  CoQ10 của thực vật mặt đất và biến thể trình tự Coq1, người ta xác định được những thay đổi của amino acid chủ yếu ở gốc của túi xúc tác Coq1 mà túi này xảy ra một cách độc lập trong nhiều loài thực vật hạt kín và tiếp tục thúc đẩy sự hình thành CoQ9. Theo kiến thức này, người ta sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gen để cải biên các gen bản địa Coq1 của cây lúa và lúa mì để sản sinh ra CoQ10, mở đường cho việc phát triển thực phẩm chức năng CoQ10.

 

Xem https://www.cell.com/cell/fulltext/S0092-8674(25)00087-X?_returnURL=https%3A%2F%2Flinkinghub.elsevier.com%2Fretrieve%2Fpii%2FS009286742500087X%3Fshowall%3Dtrue

 

Phân bố CoQ9 và CoQ10, kết gắn với gốc Coq1 amino acid, thực vật trồng trên đất.

 

Nấm Magnaporthe oryzae xâm nhiễm cây lúa, kích hoạt tính kháng rầy nâu thông qua ảnh hưởng của jasmonic acid đến chu trình sinh tổng hợp flavonoid

 

Nguồn: Su ChenZhihuan TaoYanjie ShenRui YangSiyuan YanZixu ChenBo SunXiaofang Yang. 2025. Magnaporthe oryzae infection triggers rice resistance to brown planthopper through the influence of jasmonic acid on the flavonoid biosynthesis pathway. Insect Sci.; 2025 Feb; 32(1):243-259. doi: 10.1111/1744-7917.13378.

 

Trong hệ sinh thái nông nghiệp, thực vật bị liên tục tấn công bởi sâu  bệnh hại, và sự xâm nhiễm của một loài có thể làm thay đổi phản ứng tự vệ của thực vật với loài khác. Theo kết quả nghiên cứu này về mối quan hệ trong cây lúa, đặc biệt là rầy nâu Nilaparvata lugens (Stål) và nấm gây bệnh đạo ôn Magnaporthe oryzae, người ta quan sát co sự gia tăng đáng kể tính kháng của cây lúa  bị xử lý nhiễm bệnh đạo ôn, đối với con rầy nâu N. lugens, như minh chứng qua tỷ lệ sống của cây trong nghiên cứu tính kháng của quần thể hẹp. Phân tích sau đó về hệ thống transcriptome cho thấy rằng: nấm lây nhiễm bệnh đạo ôn lúa có thể kích thích sự biểu hiện các gen có liên quan đến jasmonic acid (JA) và chu trình flavonoid. Giống như lộ trình flavonoid, lộ trình JA có 2 kiểu gen biểu hiện theo hướng giống nhau và hướng đối kháng nhau, khi phản ứng với xâm nhiễm của rầy nâu  N. lugens và bệnh đạo ôn. Trong những gen ấy, đột biến osjaz1và đột biến osmyc2 được xác định kết quả kiểu hình là điều tiết một cách tích cực về tính kháng của cây lúa với rầy nâu N. lugens và điều tiết một cách tiêu cực với bệnh đạo ôn. Kết quả tiếp theo trong phân tích khối phổ và những thí nghiệm định tính cho thấy áp dụng hormone ngoại sinh như methyl jasmonate (MeJA) có thể kích hoạt sự tích tụ eriodictyol, naringenin và quercetin, cũng như có biểu hiện của OsF3H, Os4CL5 và OsCHI trong lộ trình tổng hợp flavonoid. Như vậy, có một mối liên kết chặt chẽ giữa lộ trình JA và lộ trình flavonoid. Tuy nhiên, OsF3'H, điều tiết tiêu cực tính kháng của cây lúa với rầy nâu N. lugens và bệnh đạo ôn, không cho thấy sự biểu hiện gen tăng. THí nghiệm đánh giá kiểu hình và cơ chế phân tử xác định OsMYC2 có thể kết gắn và có thể ức chế biểu hiện của OsF3'H, do vậy, chứng minh cây lúa kháng với rầy nâu sau khi xử lý chủng nhiễm nấm bệnh đạo ôn. Kết quả này giúp người ta hiểu sâu hơn những tương tác trong cây lúa, giữa rầy nâu và bệnh đạo ôn.

 

Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/38747085/

 

Xác định kiểu hình của cây lúa bị xâm nhiễm rầy nâu Nilaparvata lucens sau khi chủng nấm Magnaporthe oryzae, chủng nòi TH12.

Trở lại      In      Số lần xem: 183

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
  • Tuần tin khoa học 492 (15-21/08/2016)
  • Sử dụng cây che phủ để loại bỏ chất ô nhiễm khỏi đất canh tác
  • Hấp thu không khí, tạo ra năng lượng
  • Tác động của pH đến năng suất, sự phát triển rễ và hấp thụ dinh dưỡng của cây hồ tiêu (Piper nigrum L.)
  • Sâu bệnh hại ngô chịu ảnh hưởng của khí hậu
  • Phản ứng với stress mặn của lúa (Oryza sativa L.) với sự đa dạng ở giai đoạn lúa trổ đến thu hoạch
  • Ảnh hưởng của ba khoảng cách hàng trên các đặc tính nông học và năng suất của năm giống đậu nành [Glycine max (L.) MERR.] vụ xuân hè 2015 tại tỉnh Vĩnh Long
  • Các phân tử nhỏ giúp tạo ra ngũ cốc thông minh hơn
  • Đánh giá tính thích nghi và ổn định của các dòng/giống Lúa thơm triển vọng ở đồng bằng sông Cửu Long
  • Giải trình hệ gien của bệnh nấm có thể giúp ngăn chặn bệnh hại chuối
  • Một gen tương đồng của cây lúa đối với gen của cây arabidopsis “agd2-like defense1” đóng góp vào tính kháng bệnh đạo ôn do nấm Magnaporthe oryzae
  • Xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ
  • Đồng phân LuxR ký gửi trên cây populus deltoides, kích hoạt sự thể hiện gen đáp ứng với tín hiệu thực vật hoặc những peptides đặc biệt
  • Cây lúa có hiệu quả sử dụng nitơ tốt hơn
  • Khám phá thêm những bí mật về loài hoa hướng dương
  • Nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm từ nấm Lecanicillium spp, để diệt rệp muội (Aphidae) gây hại cây trồng
  • Nghiên cứu thời gian sử dụng thuốc trừ sâu tốt nhất để kiểm soát bệnh vàng lá gân xanh
  • Thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ cây trồng như thế nào?
  • Đồng hồ sinh học của nấm: Mục tiêu tiềm năng trong phòng chống bệnh thực vật
  • Đo thời gian lưu trú của nitơ trong đất có thể giúp ích cho nông nghiệp
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD