Tuần tin khoa học 933 (17-23/03/2025)
Thứ hai, 17-03-2025 | 10:58:05
|
Kết quả GWAS trong phân lập gen kháng bệnh cháy lá do vi khuẩn của đậu nành
Nguồn: Fangzhou Zhao, Yanan Wang, Wei Cheng, Augustine Antwi-Boasiako, Wenkai Yan, Chunting Zhang, Xuewen Gao, Jiejie Kong, Wusheng Liu, Tuanjie Zhao. 2025. Genome-Wide Association Study of Bacterial Blight Resistance in Soybean. Plant Dis.; 2025 Feb; 109(2):341-351. doi: 10.1094/PDIS-01-24-0162-RE.
Xem https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39254851/
Xác định in silico và đặc điểm của họ gen SOS của đậu nành: Khả năng của calcium trong giảm thiểu mức độ gây hại của mặn
Nguồn: Anam Hameed, M Asaf Khan, M Hammad Nadeem Tahir, Madeeha Shahzad Lodhi, Saima Muzammil, Muhammad Shafiq, Tsanko Gechev, Muhammad Faisal . 2025. In Silico identification and characterization of SOS gene family in soybean: Potential of calcium in salinity stress mitigation. PLoS One; 2025 Feb 10; 20(2):e0317612. doi: 10.1371/journal.pone.0317612.
Hạt đậu nành từ giống nhiễm và chống chịu mặn trước đó được được xử lý bằng nước, calcium (10 và 20 mM), xử lý muối với nồng độ 60, 80 và 100 mM NaCl, rồi được đánh giá trong nhiều kết hợp khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng hạt nẩy mầm tăng 7% trong nghiệm thức calcium hạt không bị stress trong nghiệm thức đối chứng, trong khi, kết quả cải tiến đến 15%-25% giai đoạn nẩy mầm đối với nghiệm thức có NaCl. Tương tự, cải tiến về chiều dài cây mầm (3%-8%), chiều cao cây (9%-18%), số lóng thân (3%-14%), hoạt tính SOD (20%) và nồng độ Na+/K+ (giảm 3%-5%) trong cây được xử lý calcium, như vậy, có sự giảm nhẹ tác động tiêu cực của mặn. Hơn nữa, nghiên cứu còn cho thấy trong xác định in silico và xác dịnh sự có mặt của các gen đồng dạng SOS của cây mô hình Arabidopsis thaliana có trong cây đậu nành. Nghiên cứu chuỗi trinh tự amino acid của protein SOS của cây Arabidopsis thaliana (AtSOSs) trong hệ gen cây đậu nành Glycine max cho thấy có protein được nhận dạng (60-80%), do vậy, các gen đồng dạng (homologs) này được gọi là GmSOS. Kết quả phân tích quan hệ huyết thống và kết quả phân tích in silico cho thấy các gen đồng dạng GmSOS có cấu trúc gen giống nhau, quan hệ tiến hóa rất gần nhau, và có cùng motifs rpotein bảo thủ, củng cố luận điểm rằng GmSOSs thuộc về họ SOS và chúng chia sẻ nhiều đặc điểm chung với các orthologs của những loài cây trồng khác nữa, do vậy, chúng có thể thực hiện các chức năng giống nhau. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo vai trò của SOSs trong làm giảm tac động của mặn đối với cây đậu nành.
Xem: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/39928632/
Gen mã hóa “chalcone isomerase” (OsCHI3) làm cây lúa tăng chống chịu hạn thông qua dọn dẹp gốc ô xi tự do (ROS) nhờ tiến trình biến dưỡng flavonoid và ABA
Nguồn: Ting Liu, Ling Liu, Tianshun Zhou, Yinke Chen, Huang Zhou, Jiahan Lyu, Di Zhang, Xiwen Shi, Dingyang Yuan, Nenghui Ye, Meijuan Duan. 2025. Chalcone isomerase gene (OsCHI3) increases rice drought tolerance by scavenging ROS via flavonoid and ABA metabolic pathways. The Crop Journal; Available online 1 March 2025
Xem: https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2214514125000510
Biến đổi khí hậu hình thành nên một bẫy sinh học trong loài côn trùng di cư (sâu cuốn lá)
Nguồn: Shi-Yan Zhang, Yi-Yang Zhang, Fan Yang, Chen Zhou, Hui-Mei Shen, Bei-Bei Wang, Juan Zeng, Don R. Reynolds, Jason W. Chapman, and Gao Hu. 2025. Climate change is leading to an ecological trap in a migratory insect. PNAS; February 24, 2025; 122 (9) e2422595122; https://doi.org/10.1073/pnas.2422595122
Nhiều loài sâu hại cây trồng, làm vectors truyền bệnh là những loài côn trùng nhỏ bé có khả năng di cư rất xa phụ thuộc kết quả vận chuyển theo gió để xâm nập vào những vùng có lợi theo mùa. Ở miền đông Trung Quốc, điều kiện khí quyển có lợi cho vận chuyển này theo hai chiều (mùa xuân đi về hướng bắc, mùa thu đi về hướng nam) do chế độ gió mùa kết hợp với thuận lợi của mùa xuân và sự quay lùi vào mùa thu của hệ thống gió hè Đông Á. Tuy vậy, biến đổi khí hậu đã và đang làm chậm trễ hệ thống mùa vụ này, trong trường hợp của “rice leafroller” (RLR: sâu cuốn lá lúa) bướm trưởng thành, đã dẫn đến sự kiện có có gió thuận lợi phục vụ di chuyển trở lại vào mùa thu. Biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cán cân di chuyển này để bây giờ có kết quả kém thuận lợi hơn đồi với sâu cuốn lá lúa RLR và nhiều loài sâu hại khác.
Nhiều loài côn trùng có khả năng di chuyển dựa vào gió mùa có lợi để thực hiện chuyến di cư xa hàng nhiều vĩ tuyến. Ở Đông Trung Quốc, sự tiến và lùi của gió mù vụ hè Đông Átạo ra điều kiện lý tưởng cho sự mở rộng và thu hẹp của nhiều loài sâu hại di cư theo mùa. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu gây ra về cường độ, thời gian và vị trí của gió mùa tác động đến hệ thống gió mà điều này có thể tác động ngược đến mô hình di cư.
Người ta đặt ra câu hỏi này trên loài sâu cuốn lá lúa, một vấn nạn trong canh tác lúa hàng năm xâm nhập vào vùng LYRV (Lower Yangtze River Valley: thung lủng ở hạ lưu sông Dương Tử) từ khu vực sinh sản vào mùa đông, đang dịch về phía nam. Sử dụng bộ dữ liệu “24-y dataset” của động thái quần thể sâu RLR (24 năm) trên 31 trạm quan trắc ở Đông Bắc Trung Quốc, người ta nghiên cứu tác động của những biến đổi gió mùa trên quân thể di cư vào mùa thu. Theo lịch sử, sâu RLR di cư từ thung lủng ở hạ lưu sông Dương Tử đến miền nam Trung Quốc theo hướng gió thuận lợi, được tạo ra bởi sự rút lui của gió mùa vào cuối giai đoạn bùng phát dịch (từ giữa tháng 8 trở đi). Người ta thấy trong 12 năm gần đây, gió thịn hành vào cuối mùa ở lại miền bắc lâu hơn trước, ngăn chặn bướm trưởng thành bay về nam. Bên cạnh đó, hiện nay gió đang tạo thuận lợi cho sự kiện di cư hàng loạt vào hạ lưu Dương tử, tạo ra cái gọi là “ecological trap” (bẫy sinh môi), loài nhập cư không đủ thời gian để sinh ra thế hệ tiếp. Vì sự thay đổi chế độ gió, áp lực dịch hại đang giảm, và biến đổi khí hậu tác động tới gió mùa hè Đông Á làm cho di cư theo mùa trở nên rủi ro hơn. Những thay đổi như vậy trong mô hình di cư của côn trùng có tác động nghiêm trọng đến dân số của loài di cư theo gió mùa, chức năng hệ sinh thái, và chiến lược quản lý sâu hại cây trồng.
Xem https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.2422595122
Nguồn: Linfeng Chen, Earl Taliercio, Zenglu Li, Rouf Mian, Thomas E. Carter, He Wei, Chuck Quigely, Susan Araya, Ruifeng He & Qijian Song. 2025. Characterization of a G. max × G. soja nested association mapping population and identification of loci controlling seed composition traits from wild soybean. Theoretical and Applied Genetics; March 7 2025; vol.138; article 65
Thành phần trong hạt quả quần thể con lai F6 được trồng tại hai địa điểm khác nhau, tất cả được đánh giá kiểu hình. Người ta sử dụng chỉ thị phân tử nhằm xác định đối với từng cá thể con lai. Số trung bình dòng con tái tổ hợp (recombinants) quần thể đậu nành hoang dã cao hơn đáng kể so với quần thể dẫn xuất từ đậu nành trồng, như vậy, kết quả có độ phân giải cao hơn bản đồ QTL. Giá trị lệch trong phân ly (segregation bias) trong hết hết con lai gia đình NAM đe72u phân ly mạnh đáng kể so với alen của bố mẹ đậu nành hoang dại. Kết quả “single-family linkage mapping” và “association analysis” của toàn thể quần thể con lai NAM cho thấy những QTLs mới với ảnh hưởng alen rất rõ được phân lập thành công từ nguồn bố mẹ hoang dại, bao gồm quần thể 5, 6, 18, 9, 16, 17 và 20 đối với hàm lượng protein, hàm lượng dầu, protein và dầu tổng số, methionine, cysteine, lysine và threonine, theo thứ tự. Các gen ứng cử viên gắn liền với tính trạng nói trên được xác định trên cơ sở phần mềm “gene annotations”; mức độ biểu hiện gen được tìm thấy trên các mô khác nhau. Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy đặc điểm di truyền của quần thể con lai dẫn xuất từ nguồn đậu nành hoang dại, tình trạng và ảnh hưởng của những QTLs, gen ứng cử viên điều khiển tính trạng cần thiết có nguồn gốc từ loài hoang dại.
Xem https://link.springer.com/article/10.1007/s00122-025-04848-5
Mật độ chỉ thị SNP/Mb trong hệ gen đậu nành trên cơ sở số SNPs của xét nghiệm sinh học BARCSoySNP6K (A); số chỉ thị SNP tham chiếu trong cơ sở dữ liệu “parental SoySNP50K” (B). |
![]() ![]() ![]() |
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|