Huân chương Ðộc lập
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Huân chương Lao động
- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3
Giải thưởng Nhà nước
- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)
Giải thưởng VIFOTEC
- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)
- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)
- Giống Sắn KM 140 (2010)
![]() |
|
![]() |
|
Xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ
Thứ tư, 10-08-2016 | 05:59:09
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nghiên cứu do tác giả Phạm Thị Ngọc Lan thuộc khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi thực hiện.
Bùn thải sinh học phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn chất hữu cơ, N, P rất thích hợp cho việc sử dụng làm phân bón. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần lớn lượng bùn thải sinh ra từ các trạm xử lý nước thải đều đem đi chôn lấp hoặc đổ bỏ hoặc xử lý chưa triệt để không những gây lãng phí một nguồn tài nguyên, mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng xử lý bùn thải sinh học phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng giun Quế có một ý nghĩa thực tiễn và môi trường tốt. Nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu xử lý bùn thải sinh học bằng giun Quế để tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ dùng trong sản xuất nông nghiệp. Các thí nghiệm về tỷ lệ phối trộn khác nhau giữa bùn và bèo lục bình, bùn và chất thải nhà bếp đã được thực hiện nhằm tìm ra tỷ lệ tối ưu cho quá trình phối trộn là 75%:25%. Độ ẩm, pH, nhiệt độ, trong quá trình thực nghiệm đã được quan trắc. Kết quả phân tích cho thấy việc bổ sung thêm chất độn giúp tăng thêm hàm lượng chất hữu cơ, ni tơ tổng, P hữu hiệu và ka li hữu hiệu vào trong bùn thải. Cụ thể là: sau khi xử lý, hàm lượng chất hữu cơ trong phân được tạo ra đạt giá trị 19,27 - 21,3%, hàm lượng Ni tơ tổng số đạt 4,08 - 5,41%, hàm lượng P hữu hiệu đạt giá trị 1,5 -1,95%, hàm lượng K hữu hiệu đạt giá trị 0,59 - 0,69%. Bên cạnh đó, một số vi khuẩn đường ruột điển hình (Coliform) cũng như kim loại nặng (Pb) đã được đo trong bùn đầu vào và trong phân sau khi ổn định bằng giun Quế cho thấy thấp hơn ngưỡng quy định trong TT 41/2014/TT-BNNPTNT. Số lượng Coliform trong sản phẩm bùn sau xử lý đạt giá trị 17 CFU/g, hàm lượng kim loại nặng (Pb) giảm từ 4,17 mg/kg xuống còn 3,61 mg/kg (giảm 0,56 mg/kg so với đầu vào). Mô hình phân hữu cơ-khoáng tạo ra được khảo nghiệm trộn với đất theo tỷ lệ 7:3 để trồng hai loại cây rau mùa đông: cải ngồng và cải xanh trong 6 tuần và có đối chứng với mô hình phân hữu cơ-khoáng mua trên thị trường, cho thấy sự sinh trưởng của hai loại rau này gần như nhau. Qua nghiên cứu, tác giả đã đưa ra kiến nghị: (1) Kết quả nghiên cứu cho thấy một vấn đề mới về khả năng xử lý kim loại nặng của giun Quế và cần được tìm hiểu thêm trong khuôn khổ một nghiên cứu khác; (2) Cần nghiên cứu thêm tỷ lệ pha trộn giữa bùn sinh học và chất độn giúp giun sinh trưởng tốt nhất, đồng thời cần tiến hành phân tích các thông số trong bùn thải để có thể đưa ra một giới hạn thông số thích hợp đối với sự phát triển của giun Quế. ltnanh - Canthostnews, theo TC NN&PTNT. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
![]() ![]() ![]() |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
|