Chào mừng Quý độc giả đến với trang thông tin điện tử của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Tin nổi bật
Thành tích

Huân chương Ðộc lập

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Huân chương Lao động

- Hạng 1 - Hạng 2 - Hạng 3

Giải thưởng Nhà nước

- Nghiên cứu dinh dưởng và thức ăn gia súc (2005)

- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa mới cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa (2005)

Giải thưởng VIFOTEC

- Giống ngô lai đơn V2002 (2003)

- Kỹ thuật ghép cà chua chống bệnh héo rũ vi khuẩn (2005)

- Giống Sắn KM 140 (2010)

Trung tâm
Liên kết website
lịch việt
Thư viện ảnh
Video
Thiết lập chuỗi giá trị nông sản thông minh và an toàn tại Việt Nam Cà chua bi

Thống kê truy cập
 Đang trực tuyến :  35
 Số lượt truy cập :  33214715
Chọn tạo giống lúa chịu phèn cho vùng Đồng Tháp Mưởi

Mục tiêu:

Lai tạo thành công 4-6 tổ hợp đã được xác định để có nguồn hạt lai F1 làm vật liệu cho công tác chọn lọc tiếp theo. Xác định được 5-10 dòn lúa triển vọng theo hướng ngắn ngày, chịu phèn cho năng suất khá và ổn định, chất lượng gao tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đất phèn Đồng Tháp Mười  và những vùng khó khăn có điều kiện tương tự

Chủ nhiệm đề tài

ThS.Nguyễn Viết Cường

Cơ quan chủ trì

Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam

Thời gian thực hiện

1/2011-12/2011

Kinh phí ( triệu đồng)

80

Nghiệm thu

ngày     tháng     năm 20

Mục tiêu:

Lai tạo thành công 4-6 tổ hợp đã được xác định để có nguồn hạt lai F1 làm vật liệu cho công tác chọn lọc tiếp theo. Xác định được 5-10 dòn lúa triển vọng theo hướng ngắn ngày, chịu phèn cho năng suất khá và ổn định, chất lượng gao tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vùng đất phèn Đồng Tháp Mười  và những vùng khó khăn có điều kiện tương tự.

Kết quả:

  • Thực hiện lai tạo 8 tổ hợp lai  từ nguồn giống bố mẹ: giống làm bố (AS 996; IR 50404 cho gen kháng phèn) và giống làm mẹ (Jasmine 85; OM 4900; RD 6 và IR 66 có ưu thế về năng suất, chất lượng). Các tổ hợp phối hợp khá tốt, tổ hợp có bố là IR 50404 thể hiện sự phối hợp tốt hơn so với bố là AS996. Số hạt lai đạt được khá cao đủ để triển khai trồng thế hệ tiếp theo.
  • Thực hiện 6 khảo nghiệm để đánh giá tương tác kiểu gen và môi trường (gồm 8 dòng lúa ĐTM triển vọng như sau: ĐTM 126, ĐTM 192, ĐTM 134, ĐTM 43, ĐTM 174, ĐTM 87-3, ĐTM 17-1, ĐTM 13-8, VND0 213, VNĐ 214, VNĐ 216, VNL 7). Qua khảo nghiệm một số dòng được chọn là ĐTM 17-1, ĐTM 13-8, ĐTM 134, ĐTM 87-3 là những dòng mới có triển vọng về năng suất và các đặc tính  nông học cũng như tính ổn định.
  • Qua số liệu phân tích đất ở các điểm cho thấy đất phèn Đồng Tháp Mười ở vụ Hè Thu còn quá phèn thể hiện qua độ pH thấp. Những nơi đất phèn nặng pH từ 3,7-3,9, đất phèn trung bình pH cũng chỉ từ 4,3-4,5. Sắt dễ tiêu hao còn cao có điểm lên tới 453mg/kg điều này cho thấy phèn sắt chiếm ưu thế. Tuy nhiên đất tại Đồng Tháp Mười cũng rất giàu kali và đạm..

Địa điểm

  • Trung tâm Nghiên cứu và PTNN Đồng Tháp Mười – Mộc Hóa – Long An.
  • Khảo nghiệm giống được thực hiện trên 6 điểm ở 6 huyện khác nhau thuộc 03 tỉnh Long An – Đồng Tháp – Tiền Giang.
Trở lại      In      Số lần xem: 5707

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________
Designed & Powered by WEBSO CO.,LTD